Nội dung text (TỜ 3.1) BÀI TẬP ĐÚNG SAI CHỦ ĐỀ KIM LOẠI KIỀM-KIỀM THỔ PHẦN 1-ĐỀ.pdf
Pham Van Trong Education Bài tập đúng-sai chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 1 BÀI TẬP ĐÚNG-SAI CHỦ ĐỀ KIM LOẠI KIỀM-KIỀM THỔ (Phần 1) Câu 1. Kim loại kiềm (nhóm IA): a. Có xu hướng dễ dàng nhường đi 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng. b. Kim loại kiềm có độ cứng cao hơn so với kim loại kiềm thổ. c. Trong tự nhiên, kim loại kiềm chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất. d. Tính khử của kim loại kiềm tăng dần từ lithium (Li) đến cesium (Cs). Câu 2. Trong các phản ứng hóa học, kim loại kiềm: a. Dễ dàng phản ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hydrogen. b. Tạo ra các muối sunfate khi tác dụng với sulfuric acid. c. Phản ứng mãnh liệt với khí chorine, tạo ra muối halide. d. Khi phản ứng với oxygen tạo ra oxide kim loại kiềm. Câu 3. Các muối của kim loại kiềm: a. Sodium chloride (NaCl) là một trong những muối phổ biến nhất trong tự nhiên. b. Potassium nitrate (KNO3) được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. c. Muối lithium thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh tâm thần. d. Sodium bicarbonate (NaHCO3) được sử dụng trong nấu ăn để làm bột nở. Câu 4. Các kim loại kiềm có tính chất vật lí: a. Tất cả kim loại kiềm đều có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp. b. Kim loại kiềm có tính dẫn điện tốt nhờ có electron tự do. c. Độ cứng của kim loại kiềm tăng dần từ Li đến Cs. d. Kim loại kiềm có tính dẻo. Câu 5. Kim loại kiềm và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng thực tế: a. Sodium hydroxide (NaOH) được sử dụng để sản xuất xà phòng và giấy. b. Lithium carbonate (Li2CO3) được sử dụng trong pin lithium-ion. c. Potassium chlorate (KClO3) là thành phần trong thuốc nổ và pháo hoa. d. Sodium chloride (NaCl) không tan trong nước. Câu 6. Quá trình điện phân dung dịch muối kim loại kiềm: a. Sản phẩm ở cực âm thường là kim loại kiềm. b. Sản phẩm ở cực dương là khí oxygen. c. Dung dịch sau điện phân có tính kiềm. d. Quá trình điện phân có thể được sử dụng để sản xuất kim loại kiềm từ muối của chúng. Câu 7. Kim loại kiềm phản ứng với các phi kim: a. Khi đốt cháy kim loại kiềm trong không khí, thu được oxide kim loại kiềm. b. Kim loại kiềm phản ứng với lưu huỳnh tạo ra muối sunfua. c. Khi tác dụng với hydrogen, kim loại kiềm tạo thành các hydride kim loại. d. Các phản ứng của kim loại kiềm với phi kim thường tỏa nhiệt mạnh. Câu 8. Trong quá trình bảo quản kim loại kiềm: a. Kim loại kiềm phải được bảo quản trong dầu hỏa để tránh phản ứng với không khí. b. Lithium là kim loại kiềm duy nhất không cần bảo quản trong dầu hỏa. c. Kim loại kiềm khó bị oxi hóa khi tiếp xúc với không khí. d. Kim loại kiềm được bảo quản trong các chất lỏng không chứa oxygen.
Pham Van Trong Education Bài tập đúng-sai chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 2 Câu 9. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm: a. Kim loại kiềm dễ dàng nhường đi 1 electron để tạo thành ion dương. b. Các kim loại kiềm phản ứng với nước tạo ra dung dịch có pH < 7. c. Kim loại kiềm không phản ứng với acid. d. Kim loại kiềm tạo thành các oxide bền với nhiệt. Câu 10. Cấu trúc electron của kim loại kiềm: a. Kim loại kiềm có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng. b. Các kim loại kiềm có xu hướng nhường đi electron để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm. c. Các kim loại kiềm có độ âm điện cao. d. Kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn có số oxi hóa duy nhất là +1. Câu 11. Dùng panh lấy các mẫu kim loại (Li, Na hoặc K) có kích cỡ xấp xỉ nhau đã thấm khô dầu và cho vào các chậu thủy tinh đã chứa khoảng 1/3 thể tích nước. Thêm 2 – 3 giọt dung dịch phenolphthalein vào chậu sau khi kim loại tan hết. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Các dung dịch thu được sau phản ứng đều có màu hồng. b. Trong nước, potassium tan nhanh hơn so với sodium, sodium tan nhanh hơn so với lithium. c. Các cặp oxi hóa – khử M+ /M (M: Li, Na, K) đều có giá trị thế điện cực chuẩn lớn hơn giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử 2H2O/H2 + 2OH– . d. Kết quả thí nghiệm cho kết luận tính khử của các kim loại tăng dần theo dãy K, Na, Li. Câu 12. Công đoạn chính của công nghiệp chlorine – kiềm là điện phân dung dịch sodium chlorine bão hòa trong bể điện phân có màng ngăn xốp. Phương trình hóa học của quá trình điện là: 2NaCl + 2H2O ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ ñpdd coù maøng ngaên 2NaOH + H2 + Cl2. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Anion Cl – bị khử thành khí chlorine tại anode. b. Tại cathode, thu được đồng thời dung dịch bão hòa và tinh thể sodium hydroxide. c. Nếu không có màng ngăn xốp, nước Javel được hình thành trong bể điện phân. d. Hydrogen cũng là một sản phẩm có giá trị của công nghiệp chlorine – kiềm. Câu 13. Soda được sản xuất theo phương pháp Solxay theo các phương trình hóa học sau: NaCl(aq) + CO2(g) + H2O(l) + NH3(aq) ⎯⎯→ NaHCO3(s) + NH4Cl(aq) (1) 2NaHCO3(s) o ⎯⎯→t Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (2) 2NH4Cl(aq) + CaO(s) ⎯⎯→ 2NH3(g) + CaCl2(aq) + H2O(l) (3) Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Phản ứng (1) cho thấy H2CO3 (CO2 + H2O) có tính acid mạnh hơn dung dịch HCl. b. Muối sodium hydrogencarbonate ít tan trong nước và kém bền khi bị nung nóng. c. Phản ứng (3) nhằm thu hồi và tái sử dụng NH3. d. Trong phản ứng (2) khối lượng chất rắn giảm 45% sau khi nung (giả sử hiệu suất nung là 100%). Câu 14. Nhiệt tạo thành của một số chất được cho trong bảng sau: Chất Na2CO3(s) NaHCO3(s) Na2O(s) CO2(g) H2O(l) 0 f H298 (kJ.mol – 1 ) -1130,70 -950,81 -414,20 -393,51 -285,83 Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Quá trình hình thành muối NaHCO3 từ các đơn chất thuận lợi về năng lượng hơn so với quá trình hình thành muối Na2CO3 từ các đơn chất.
Pham Van Trong Education Bài tập đúng-sai chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 3 b. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn bị của phản ứng 2NaHCO3(s) ⎯⎯→ Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g) là -91,28kJ. c. Phản ứng Na2CO3(s) ⎯⎯→ Na2O(s) + CO2(g) không diễn ra ở điều kiện thường, phù hợp với giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng khá dương. d. Na2CO3 bền với nhiệt hơn NaHCO3. Câu 15. Phương pháp Solvay để sản xuất Na2CO3 trong công nghiệp được minh họa ở sơ đồ sau: a. Ion hydrogencarbonate được tạo thành tại tháp carbonate hóa. b. Ở giai đoạn làm lạnh, NaHCO3 được tách biệt bằng phương pháp kết tủa. c. Phản ứng chuyển hóa NaHCO3 thành Na2CO3 là phản ứng tỏa nhiệt. d. Ammonia và carbon dioxide được sử dụng quay vòng trong quá trình sản xuất. Câu 16. Nhóm IIA gồm các nguyên tố: beryllium (Be), magnesium (Mg), calcium (Ca), strontium (Sr), barium (Ba) và radium (Ra). Các nguyên tố này: a. Đều có tính khử mạnh. b. Đều tan trong nước. c. Đều là kim loại nhẹ. d. Có cùng kiểu mạng tinh thể. Câu 17. Magnesium (Mg) và calcium (Ca) là hai nguyên tố phổ biến nhất trong nhóm IIA và có vai trò quan trọng với sự sinh trưởng, phát triển của động vật và thực vật. a. Magnesium và calcium cùng có mức oxi hóa đặc trưng là +2. b. Magnesium tan chậm trong nước hơn so với calcium. c. Bán kính nguyên tử của magnesium lớn hơn của calcium. d. Khi cho soda vào dung dịch chứa cation Ca2+ và Mg2+, các cation này sẽ bị tách ra khỏi dung dịch. Câu 18. Trong bảng tuần hoàn, Sodium (Na) và Magnesium (Mg) đứng kề nhau trong một chu kỳ. a. Mg và Na đều là các kim loại có tính khử mạnh. b. Mg có tính khử mạnh hơn Na. c. Mg và Na đều phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường. d. Ion Mg2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Na+. Câu 19. Các kim loại nhóm IIA thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. a. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng. b. Tính oxi hóa của ion kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng. c. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng. d. Độ tan của các hydroxide kim loại nhóm IIA tăng dần từ Be(OH)2 đến Ba(OH)2. Nước muối bão hòa Tháp carbonate hóa Sản phẩm NaHCO3 (s) Sản phẩm Na2CO3 (s) NH4Cl (aq) Làm lạnh, lọc t oC CO2 NH3
Pham Van Trong Education Bài tập đúng-sai chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 4 Câu 20. Magnesium sulfate (MgSO4) và calcium sulfate (CaSO4) đều tan tốt trong nước. a. Cả hai muối đều tạo kết tủa khi thêm dung dịch Na2CO3. b. MgSO4 tan tốt hơn CaSO4 trong nước. c. CaSO4 ít tan trong nước nên dùng để chế tạo thạch cao. d. Kết tủa của CaSO4 trong nước được sử dụng để kiểm tra độ cứng của nước. Câu 21. Các dung dịch riêng biệt chứa một trong các chất: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH. a. Cả 5 dung dịch đều trong suốt, không màu. b. Thí nghiệm với quỳ tím có thể phân biệt được 5 dung dịch này. c. Dung dịch H2SO4 có thể tác dụng với tất cả các dung dịch còn lại tạo kết tủa hoặc giải phóng khí. d. MgCl2 không tác dụng với NaOH trong dung dịch loãng. Câu 22. Các hợp chất của calcium thường được sử dụng trong xây dựng và y tế. a. CaCO3 là thành phần chính của đá vôi và được sử dụng để sản xuất xi măng. b. CaSO4 được dùng làm thạch cao trong xây dựng. c. Ca(OH)2 được dùng để điều chỉnh độ pH trong nông nghiệp. d. CaCl2 có tính hút ẩm mạnh, thường được dùng trong dược phẩm. Câu 23. Các muối carbonate của kim loại kiềm thổ đều bị phân hủy bởi nhiệt. a. Các phản ứng phân hủy đều là phản ứng thuận lợi về mặt năng lượng. b. Độ bền nhiệt của các muối carbonate tăng dần khi số hiệu nguyên tử của kim loại tăng. c. Khi để vôi bột (CaO) lâu ngoài không khí, CaO có thể chuyển hóa lại thành CaCO3. d. Sản xuất vôi từ đá vôi (CaCO3) thải ra khí CO2. Câu 24. Kim loại kiềm thổ chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. a. Không thể điều chế kim loại kiềm thổ bằng phương pháp nhiệt luyện. b. CaO được điều chế bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao. c. Be được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện của BeO với Mg. d. Điện phân nóng chảy các muối chloride của kim loại kiềm thổ sẽ thu được kim loại kiềm thổ ở cathode. Câu 25. Cho độ tan của CaSO4.2H2O trong nước ở các nhiệt độ như sau: Nhiệt độ (0°C) 0 10 20 40 60 80 Độ tan (g/100 g nước) 0,223 0,244 0,255 0,265 0,244 0,234 a. Độ tan của CaSO4.2H2O trong nước tăng dần theo nhiệt độ từ 0°C đến 80°C. b. Ở 20°C, dung dịch CaSO4 bão hoà pha chế từ CaSO4.2H2O có nồng độ 0,25%. c. CaSO4.2H2O là hợp chất dễ tan ở nhiệt độ 80°C. d. Calcium sulfate dễ tan nhất trong các muối sulfate của kim loại nhóm IIA. Câu 26. Một học sinh thực hiện các thí nghiệm để nhận biết hai dung dịch chất X và chất Y, thu được một số kết quả như sau: - Dung dịch chất X và chất Y đều làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. - Trộn X và Y thu được kết tủa trắng. - Chất X cháy với ngọn lửa màu lục trên đèn khí, trong khi chất Y cháy với ngọn lửa màu tím. Mỗi kết luận sau đây của học sinh đó về chất X và chất Y là đúng hay sai? Biết mỗi chất X. Y đều chỉ chứa một loại cation và một loại anion. a. Chất X có chứa cation Ba2+, chất Y chứa cation K+ . b. Chất X không thể là barium chloride. c. Chất Y phải là potassium carbonate. d. Chất kết tủa màu trắng phải là hợp chất của barium.