Nội dung text CHƯƠNG 5 PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN-HS.pdf
1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 12 CHƢƠNG 5: PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN Học sinh: ...................................................................................... Lớp: ................... Trƣờng .............................................................. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƢU Ý
2 CĐ1: Thế điện cực và nguồn điện hóa học CĐ2: Điện phân CĐ3: Ôn tập chƣơng 5 CĐ1 THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HÓA HỌC PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Cặp oxi hóa – khử - Dạng oxi hóa (Mn+) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử Mn+/M. M n+ + ne M Dạng oxi hóa Dạng khử Cặp oxi hóa – khử: Mn+/M (Dạng oxi hóa/ Dạng khử) - Một kim loại có thể có nhiều cặp oxi hóa – khử và dạng khử có thể là cation. VD: Na+ /Na, Mg2+/Mg, Al3+/Al, Fe2+/Fe, Fe3+/Fe, Fe3+/Fe2+ , ... II. Thế điện cực chuẩn 1. Điện cực và thế điện cực chuẩn ♦ Khi nhúng thanh kim loại (M) vào dung dịch muối của kim loại đó (Mn+) sẽ tạo thành một điện cực. VD: Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối chứa Zn2+ sẽ tạo thành điện cực kẽm. Nhúng thanh Cu vào dung dịch muối chứa Cu2+ sẽ tạo thành điện cực đồng. ♦ Ở mỗi điện cực sẽ xuất hiện một đại lượng đặc trưng về điện thế gọi là thế điện cực (E). ♦ Thế điện cực đo ở điều kiện chuẩn (nồng độ ion kim loại là 1 M, nhiệt độ 25 oC) thì được gọi là thế điện cực chuẩn của kim loại. Kí hiệu: , đơn vị là volt (V). - Bằng cách đo sự chênh lệch điện thế giữa điện cực cần đo với điện cực hydrogen ở điều kiện chuẩn người ta xác định được thế điện cực chuẩn của điện cực đó (quy ước: ). Cặp Oxi hóa – khử Na+ /Na Mg2+/Mg Al3+/Al Zn2+/Zn Fe2+/Fe Ni2+/Ni Sn2+/Sn Pb2+/Pb (V) - 2,713 -2,356 -1,676 -0,672 -0,44 -0,257 -0,137 -0,126 Cặp Oxi hóa – khử 2H+ /H2 Cu 2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+ /Ag Hg2+/Hg Pt2+/Pt Au3+/Au (V) 0,000 +0,34 +0,771 +0,799 +0,853 +1,188 +1,52 - Giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử của dạng khử, khả năng oxi hóa của dạng oxi hóa trong điều kiện chuẩn. - Giá trị thế điện cực chuẩn càng lớn thì dạng khử có tính khử càng yếu, dạng oxi hóa có tính oxi hóa càng mạnh và ngược lại.