PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 4 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: “Ngày xưa, ở một bon làng kia, có một đôi vợ chồng cưới nhau chưa tròn một tháng. Vào dịp trong bon nhà nào cũng tổ chức lễ cúng to ba và lễ n’hao rhe, riêng nhà của hai vợ chồng trẻ mới cưới chưa tổ chức lễ to ba và n’hao rhe được, vì trong nhà có người đi đến bon khác. Sáng hôm đó, người vợ rủ chồng mới cưới tên là Đông lên rẫy để dọn cỏ rạ, chuẩn bị cho vụ tới. Người vợ nói: - Đông ơi, hôm nay nhà mình không làm lễ to ba, ở nhà cũng chẳng làm gì, hay vợ chồng mình lên rẫy làm cỏ rạ dọn dần cho kịp vụ tới anh nhé, lỡ mưa xuống thì khô mà dọn đốt đó, ông trời ông không chờ mình đâu. Nghe người vợ nói, chồng nghĩ: - Ở nhà cả bọn họ đều uống rượu ăn thịt heo, cơm nếp ngon quá mà mình thì phải đi dọn rẫy thì tiếc lắm, nhưng vợ rủ mà không đi thì không được.” (Truyện cổ M’nông, Chàng Ndăm Đông) Chú thích: To ba: Lễ cúng đưa lúa về kho, về bồ lúa sau một vụ thu hoạch. N'hao rhe: Lễ rước rơm về kho. Nội dung của văn bản trên là gì? A. Câu chuyện về lễ nghi truyền thống của người M’nông. B. Câu chuyện về đôi vợ chồng trẻ trong dịp lễ của bon làng. C. Sự khó khăn của đôi vợ chồng trẻ khi chuẩn bị vụ mùa mới. D. Câu chuyện về phong tục lao động của người M’nông. Câu 2: “Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng. Người làm ra tất cả mọi thứ: trái đất, núi non sông biển, mưa, nắng, Trời sinh ra tất cả: loài người, cỏ cây, muôn thú... Từ mặt trời, mặt trăng các ngôi sao trên trời cho đến vạn vật ở mặt đất, tất cả đều do Trời tạo nên. Mắt của trời rất tinh tường, am hiểu và biết hết mọi sự xảy ra trên thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có đạo Trời, nhờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.”
(Thần thoại Việt Nam, Ông Trời) Theo đoạn trích, ông Trời được miêu tả với những đặc điểm nào? A. Quyền phép tối cao và tạo ra mọi vật trên thế gian. B. Là người ban phát hạnh phúc và giàu có cho con người. C. Chỉ xét đến những việc tốt đẹp xảy ra trên thế gian. D. Không liên quan đến cuộc sống sau khi con người qua đời. Câu 3: “Anh về quê cũ: thôn Vân Sau khi đã biết phong trần ra sao. Từ nay lại tắm ao đào Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi. Giang hồ sót lại mình tôi Quê người đắng khói, quê người cay men. Nam Kỳ rồi lại Cao Miên Tắm trong một cái biển tiền người ta... Biển tiền, ôi biển bao la Mình không bẩn được vẫn là tay không...” (Nguyễn Bính, Anh về quê cũ) Xác định thể thơ của văn bản trên. A. Thơ tự do. B. Lục bát. C. Thất ngôn xen lục ngôn. D. Thất ngôn bát cú. Câu 4: "Cái tôi của anh là cái tôi của một người luôn muốn vượt qua chính mình. Anh không chấp nhận những giới hạn mà xã hội đặt ra, và cũng không muốn sống trong bóng tối của những người khác. Anh là một người luôn tìm kiếm sự tự do tuyệt đối, một tự do không ràng buộc, không hạn chế, dù trong lòng anh vẫn đầy những nghi ngờ và trăn trở." Dòng nào sau đây thể hiện đúng nội dung của văn bản trên? A. Nhân vật luôn tìm kiếm sự an yên trong cuộc sống.
B. Nhân vật có sự mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và những trăn trở nội tâm. C. Nhân vật luôn chấp nhận các giới hạn xã hội để sống an toàn. D. Nhân vật không quan tâm đến suy nghĩ của người khác và chỉ sống theo cảm xúc. Câu 5: “Khi người ta đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng. Gia đình ta cực thịnh mãn rồi, việc Trứ gặp phải như vậy là phúc cho nhà ta mà cũng là cái may lớn cho bản thân Trứ. Song, sau cơn sấm sét, mưa móc lại có thể tưới nhuần. Trứ nếu cố gắng chịu khó học vẫn còn nhiều hi vọng”. (Đặng Huy Trứ, Đặng Dịch Trai ngôn hành lục) Theo đoạn trích, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? A. Mọi khó khăn trong cuộc sống đều có thể mang lại cơ hội tốt nếu biết nỗ lực. B. Gia đình thịnh vượng thì không cần phải lo lắng về khó khăn. C. Cuộc sống luôn công bằng, ai cũng sẽ gặp may mắn sau thất bại. D. Việc học là cách duy nhất để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Câu 6: "Thuở ấy chim chóc còn biết nói, hoa sen nở đủ một năm mười hai mùa. Trên đỉnh núi cao nhất của Bô-lô-ven có ba anh em không cha không mẹ, tự dưng sinh giữa cõi trần. Anh con đầu lòng là Khạ 1 suốt ngày đóng khố trỉa rẫy, lam lũ nuôi em nên nắng cháy tóc, người đen thủi. Hai em khôn lớn, anh cho chú hai Lào theo dòng sông Nạm-khoỏng tìm chốn làm ăn. Dọc bờ sông bùn lầy khó lội, chú Lào mới nghĩ ra mặc quần một ống và cất nhà sàn cao ráo. Chú ba Việt xuống núi đi về biển Đông. Gặp nơi đất tốt gần biển, muối ngấm vào da nên người trắng trẻo mặn mà, ai cũng gọi là người ngọc..." (Phan Tứ, Bên kia biên giới) Người kể chuyện trong văn bản trên sử dụng điểm nhìn trần thuật nào? A. Điểm nhìn của ngôi thứ nhất. B. Điểm nhìn của ngôi thứ ba toàn trị. C. Điểm nhìn của ngôi thứ ba hạn tri. D. Điểm nhìn của ngôi thứ hai.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.