Nội dung text Bài 17 Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.docx
1 BỘ CÂU HỎI BÀI 17. THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1. BIẾT Câu 1: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. duy trì ổn định thành phần kiểu gene của quần thể. C. biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể D. củng cố ngẫu nhiên những allele trung tính trong quần thể. Câu 2: Sự thay đổi đột ngột trong môi trường như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất,…có thể làm giảm mạnh kích thước của một quần thể. Việc giảm mạnh kích thước quần thể này có thể dẫn đến A. hiệu ứng thắt cổ chai. B. hiệu ứng sáng lập. C. dòng gene. D. đột biến. Câu 3: Khi nói về dòng gene, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kết quả của dòng gene là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gene của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những allele mới làm phong phú thêm vốn gene của quần thể. C. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể. D. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số allele mà không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn? A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ. B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài. D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Câu 5: Một nhóm người trong một quần thể người đã di cư đến một hòn đảo và lập thành một quần thể người mới có tần số allele về nhóm máu khác biệt so với quần thể gốc ban đầu. Đây là ví dụ về kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Dòng gene. D. Phiêu bạt di truyền. Câu 6: Sự thích nghi của một sinh vật là A. sự thay đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, của sinh vật phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển. B. sự biến đổi kiểu gene phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển. C. khả năng của sinh vật có một kiểu gene phù hợp với mọi điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
2 D. khả năng của sinh vật chỉ có thể biến đổi hình thái phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển. Đáp án: A Thích nghi thay đổi sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển. Câu 7: Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật gồm A. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. đột biến, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. C. chọn lọc, giao phối và phát tán. D. đột biến, phát tán và chọn lọc ngẫu nhiên. Đáp án: A Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là: Đột biến: tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa Giao phối: để phát tán biến dị trong quần thể. Chọn lọc tự nhiên: để chọn ra đặc điểm thích nghi. Câu 8: Chuột có bộ lông màu vàng giúp chúng lẩn trốn kẻ thù ở vùng đất cát nhưng ở vùng đất xám đen thì màu lông này lại gây bất lợi cho chuột. Ví dụ này mô tả nội dung nào của đặc điểm thích nghi ở sinh vật? A. Đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối. B. Đặc điểm thích nghi liên tục thay đổi tùy điều kiện môi trường. C. Đặc điểm thích nghi là giá trị thích nghi trung bình của các cá thể trong quần thể. D. Tùy vào môi trường sống sinh vật điều chỉnh đặc điểm thích nghi cho phù hợp. Đáp án A Đây là ví dụ cho tính hợp lý tương đối của đặc điểm thích nghi vì mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh sống nhất định nên nó chỉ phù hợp với hoàn cảnh sống đó, khi môi trường sống thay đổi đặc điểm thích nghi có thể trở nên bất lợi. Câu 9: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc sẽ A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. D. hoàn toàn khác nhau về hình thái. * Hướng dẫn giải - Phương án A: đúng, vì cách li sinh sản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 2 quần thể là cùng loài hay khác loài. Hai quần thể cùng loài chỉ trở thành hai loài khác nhau khi chúng trở nên cách li sinh sản.
3 - Phương án B, D: sai, vì các quần thể khác nhau về khu phân bố hoặc khác nhau về hình thái vẫn có thể thuộc cùng một loài nếu chúng giao phối với nhau và sinh con hữu thụ. - Phương án C: sai, vì hai loài giao phối tự do với nhau chỉ có thể thuộc hai loài nếu không tạo ra con lai hoặc sinh con lai bất thụ. Câu 10: Bản chất của sự cách li sinh sản là A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li di truyền . D. phối hợp giữa cách li địa lí và cách li sinh thái. * Hướng dẫn giải Phương án C đúng vì cách li sinh sản làm tăng cương sự khai khác vốn gene giữa các quần thể. Câu 11. Những đặc điểm sinh học ngăn cản các cá thể sống cùng nhau cũng không giao phối với nhau hoặc có giao phối cũng không sinh ra đời con hữu thụ được gọi là A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. cách li tập tính. Câu 12: Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. B. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích. C. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người D. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi. =>Hướng dẫn giải Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng : hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Đáp án D đúng một phần nhưng chưa đủ do thực hiện trên qui mô rộng lớn nên sẽ tạo ra được nhiều phân loại hơn Đáp án cần chọn là: A. Câu 13: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là A. ngày càng đa dạng và phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. lượng DNA ngày càng tăng. =>Hướng dẫn giải Sự thích nghi ngày càng hợp lí là hướng tiến hóa cơ bản nhất vì: Trong những điều kiện xác định, có những sinh vật vẫn duy trì tổ chức nguyên thủy hoặc đơn giản hóa tổ chức vẫn tồn tại và phát triển được, điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm có tổ chức cao. Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo con đường cụ thể khác nhau và với những nhịp điệu khác nhau. Đáp án cần chọn là: C. Câu 14: Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là A. phân hoá ngày càng đa dạng. B. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
4 C. thích nghi ngày càng hợp lí. D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện. => Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp Đáp án cần chọn là: B. Câu 15: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể sinh vật theo một hướng xác định? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Dòng gene. D. Đột biến. Đáp án: Nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể sinh vật theo một hướng xác định là : Chọn lọc tự nhiên Đáp án cần chọn là: A Câu 16: Phiêu bạt di truyền có đặc điểm A. luôn làm tăng vốn gene của quần thể. B. luôn làm tăng sự đa dạng sinh di truyền của sinh vật. C. đào thải hết các allele có hại khỏi quần thể, chỉ giữ lại allele có lợi. D. làm thay đổi tần số allele không theo một hướng xác định. Đáp án: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số kiểu gene của quần thể một cách nhanh chóng là phiêu bạt di truyền. Vì yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ một allele nào đó hoàn toàn khỏi quần thể. A sai, Đột biến gene biến đổi tần số alen rất chậm chạp C sai, Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể D sai, Di nhập gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo hướng xác định , có hiệu quả đối với quần thể có kích thước nhỏ nhưng ít hiệu quả hơn so với các yếu tố ngẫu nhiên Đáp án cần chọn là: B Câu 17: Một allele nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Giao phối ngẫu nhiên. Đáp án: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi cho quần thể Đáp án cần chọn là: C Câu 18: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt di truyền đều có vai trò A. làm một gene có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể. B. có thể xuất hiện allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể. C. làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. D. góp phần loại bỏ allele lặn ra khỏi quần thể.