PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text [Giáo án KHBD SGK] - Chương 5 - BÀI 19. DẪN XUẤT HALOGEN.pdf

1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL BÀI 19: DẪN XUẤT HALOGEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm dẫn xuất halogen. - Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp. - Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen. - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: Phản ứng thế nguyên tử halogen; phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev. - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethyl; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen. - Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật...) 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, các tính chất và ứng dụng của dẫn xuất halogen trong đời sống, sản xuất - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về danh pháp, tính chất vật lí, hóa học của dẫn xuất halogen. Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
2 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực hóa học: - Nhận thức hoá học: o Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen. o Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1- C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp. o Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen. o Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen; phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev (Zai-xép). - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: ○ Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethyl ; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen. ○ Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của dẫn xuất halogen. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức trong bài học để: ○ Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. ○ Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật, ...). 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
3 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT. - Phiếu học tập - Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần). - Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi khởi động “Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, chất làm lạnh,... Vậy dẫn xuất halogen là gì?” GV dẫn dắt vào bài mới. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận đưa ra các dự đoán. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS đưa ra các câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định Đáp án: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.
4 - GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 19 Dẫn xuất halogen B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp của dẫn xuất halogen a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen. - Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, trả lời CH PHT. c. Sản phẩm học tập: - Khái niệm dẫn xuất halogen - Viết CTCT các đồng phân dẫn xuất halogen - Gọi tên dẫn xuất halogen theo danh pháp thay thế. - Gọi tên thường của một số dẫn xuất halogen thường gặp - Câu trả lời PHT d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành PHT 1 - GV hướng dẫn HS cách phân loại một số dẫn xuất halogen - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ hoàn thành PHT. I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP 1. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen, được dẫn xuất halogen của hydrocarbon. CTTQ: RXn trong đó: R là gốc hydrocarbon;

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.