Nội dung text 3413.1.(WORD) CÁCH CHỌN VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN KHTN 8 - SINH HỌC.docx.pdf
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN CÁC CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 PHÂN MÔN SINH HỌC Người thực hiện: Môn tham gia: Khoa học tự nhiên Năm học: 2024 - 2025
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 KHTN Khoa học tự nhiên 2 THCS Trung học Cơ sở 3 HS Học sinh 4 GV Giáo viên 5 NL Năng lực 6 PP Phương pháp 7 TB Trung bình
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...............................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................2 4. Giới hạn của đề tài.................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 II. Phần nội dung ...........................................................................................................4 1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................4 1.1. Khái niệm quá trình dạy học...........................................................................4 1.2. Các phương pháp dạy học tích cực ................................................................4 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..............................................................................5 3. Các biện pháp thực hiện .....................................................................................10 Giải pháp 1. Cách chọn biện pháp dạy học theo nhóm......................................10 Giải pháp 2. Cách chọn biện pháp dạy học theo trò chơi...................................19 Giải pháp 3. Cách chọn biện pháp dạy học theo dự án......................................24 2.1. Ưu điểm của giải pháp ..................................................................................29 2.2. Nhược điểm của giải pháp ............................Error! Bookmark not defined. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................34 1. Kết luận ................................................................................................................34 2. Kiến nghị ..............................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................36 PHỤ LỤC .....................................................................................................................37
1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong quá trình tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới. Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp. Để thừa kế và phát huy phương pháp đó cần sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp như thuyết trình, đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, nghiên cứu kết hợp tiến hành thí nghiệm... Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn quan niệm và xác định một điều rằng: ”một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nghề dạy học là đào tạo ra những học sinh giỏi và một trong những niềm vui sướng, vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người thầy là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi”. Tôi nhận thấy hiện nay một số giáo viên bộ môn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong học tập nói chung và môn học Khoa học tự nhiên phân môn Sinh học nói riêng. Trong khi đó, bộ môn Khoa học tự nhiên, đặc biệt là phân môn Sinh học với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng khiến cho học