PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (File GV).doc

CHỦ ĐỀ 2: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC ĐỘ 1 : BIẾT MỨC ĐỘ 2 : HIỂU MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI Khi Ba Các Nàng Mai Áo Záp Sắt Nhớ Sang Phố Hỏi Cô sắt (III) Á Hậu Phi Âu K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe 3+ Ag Hg Pt Au II. Ý NGHĨA DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI + HCl, H 2 SO 4 loãng giải phóng khí H 2 K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe 3+ Ag Hg Pt Au +H 2 O  base + H 2 Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Ví dụ 1: Khả năng phản ứng Na,Fe,Cu với nước 2Na +2H 2 O  2NaOH + H 2 Fe + H 2 O  không phản ứng Cu + H 2 O  không phản ứng => thứ tự hoạt động: Na, Fe,Cu Ví dụ 2: Khả năng phản ứng Fe,Cu với dung dịch hydrochloric acid (HCl) Fe + 2HCl  FeCl 2 +H 2 Cu + HCl  không phản ứng => thứ tự hoạt động: Fe,Cu Ví dụ 3: Khả năng phản ứng Ag, Cu Cu + AgNO 3  Cu(NO 3 ) 2 +2Ag => thứ tự hoạt động: Cu, Ag Phản ứng giữa đinh sắt với dung dịch HCl Phản ứng giữa Cu với dung dịch AgNO 3 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. [CD– SGK] Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có, hãy hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng đó. a) Fe + 2HCl b) Cu + HCl Hướng dẫn giải: a) Fe + 2HCl  FeCl 2 + H 2 (Phản ứng xảy ra vì Fe đứng trước H trong dãy HĐHH) b) Cu + HCl  Phản ứng không xảy ra vì Cu đứng sau H trong dãy HĐHH Mức độ hoạt động hóa học giảm dần. Mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
Câu 2. [CD– SGK] Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H 2 SO 4 loãng tương tự như với dung dịch HCl. a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng? b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Hướng dẫn giải: Trong hai kim loại Mg và Cu, Mg phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng vì Mg đứng trước H trong dãy HĐHH. PTHH: Mg+ H 2 SO 4  MgSO 4 + H 2 Câu 3. [CD– SGK] Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper (II) nitrate không? Giải thích. Hướng dẫn giải: Mg đứng trước Cu trong dãy HĐHH=> Mg đuổi được Cu ra khỏi muối => Mg phản ứng được với dd CuSO 4 . Câu 4. [CD– SGK] Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại nào có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn? Hướng dẫn giải: Vì Au không phản ứng với nước, còn Ca phản ứng với nước nên Ca có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn Au. Câu 5. [CD– SGK] Tìm hiểu và giải thích về cách bảo quản kim loại K (potassium). Hướng dẫn giải: K là 1 trong các kim loại đứng đầu trong dãy HĐHH nên K có mức độ hóa học mạnh, tác dụng được với hầu hết các chất khi tiếp xúc. Vì vậy để bảo quản kim loại K, người ta thường cách ly kim loại K với môi trường bằng cách bảo quản trong dầu hỏa. Câu 6. [CD– SGK] Dựa vào dãy hoạt động hoá học, hãy hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới dãy (nếu có). a) Zn và dung dịch HCl b) Zn và dung dịch MgSO 4 c) Zn và dung dịch CuSO 4 d) Zn và dung dịch FeCl 2 Hướng dẫn giải: a) Zn + 2HCl  ZnCl 2 + H 2 b)Zn + MgSO 4  không xảy ra Zn đứng sau Mg nên không đẩy Mg ra khỏi muối. c) Zn + CuSO 4  ZnSO 4 + Cu d) Zn + FeCl 2  ZnCl 2 + Fe Câu 7. Quan sát kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước như hình bên dưới Sodium phản ứng với nước Magnesium phản ứng với nước có thêm vài giọt phenolphthalein Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng giống nhau không? Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Na và Mg. Hướng dẫn giải Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng không giống nhau. Khi cho mẩu sodium vào nước viên sodium phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường. Magnesium phản ứng với nước ở nhiệt độ cao. => Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Na mạnh hơn Mg. Câu 8 (SGK-CTST). Thí nghiệm 1: Phản ứng của một số kim loại với dung dịch hydrochloric acid. Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, mảnh magnesium, đinh sắt, đồng (copper) phoi bào, dung dịch HCl 1M. Sodium
Tiến hành: Bước 1: Cố định 3 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 3 ống nghiệm. Bước 2: Thêm vào lần lượt mỗi ống nghiêm 2 mL dung dịch HCl. Bước 3: Cho vào ống nghiệm (1) một mảnh magnesium, ống nghiệm (2) một đinh sắt và ống nghiệm (3) một mảnh đồng phoi bào. Ống nghiệm (1) Ống nghiệm (2) Ống nghiệm (3) Thí nghiệm của Mg, Fe, Cu với dung dịch HCl a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b) Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Fe,Cu, Mg. Hướng dẫn giải a) Phương trình hoá học của các phản ứng. Ống 1: Mg + 2HCl  MgCl 2 + H 2 Ống 2: Fe + 2HCl  FeCl 2 + H 2 Ống 3: Cu + HCl  Không phản ứng. b) Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Fe,Cu, Mg. Mg sủi bọt khí nhiều nhất; Fe sủi bọt khí chậm và ít hơn Mg, Cu không có hiện tượng. Mức độ hoạt động: Mg > Fe > Cu Câu 9 (SGK-CTST). Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối. Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, dây đổng, dung dịch ZnSO 4 1 M, dung dịch AgNO 3 1 M. Tiến hành: Bước 1: Cố định 2 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 2 ống nghiệm. Bước 2: Cho vào ống nghiệm (1) 2 mL dung dịch ZnSO 4 và ống nghiệm (2) 2 mL dung dịch AgNO 3 Bước 3: Nhúng vào mỗi ống nghiệm một đoạn dây đồng, quan sát hiện tượng. Ống nghiệm (1) Ống nghiệm (2) Thí nghiệm của Cu với dung dịch ZnSO 4 và AgNO 3 a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b) Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Cu,Zn,Ag Hướng dẫn giải a) Phương trình hoá học của các phản ứng. Ống 1: Cu + ZnSO 4  Không phản ứng => Mức độ hoạt động: Zn > Cu Ống 2: Cu + 2AgNO 3  Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag=> Mức độ hoạt động: Cu > Ag b) Mức độ hoạt động: Zn > Cu > Ag Câu 10 (SGK-CTST). Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau: a) Ca + H 2 O 
b) Fe +HCl  c) Zn+CuSO 4  Hướng dẫn giải a) Ca + 2H 2 O  Ca(OH) 2 + H 2 b) Fe +2HCl  FeCl 2 + H 2 c) Zn+CuSO 4  ZnSO 4 + Cu Câu 11 (SGK-KNTT). Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau: 1.Rót dung dịch H 2 SO 4 loãng vào 3 ống nghiêm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn. 2. Cho viên kẽm(zinc) vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO 3 . 3.Rót vào ba cốc thuỷ tinh loại 100 mL, mỗi cốc 25 mL nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca. Hướng dẫn giải 1.Khi cho H 2 SO 4 loãng vào mẩu chứa Mg, Zn thì có hiện tượng sủi bọt khí, còn mẩu Ag thì không có hiện tượng. Mg +2HCl  MgCl 2 + H 2 Zn +2HCl  ZnCl 2 + H 2 2.Viên kẽm (zinc) có màu trắng của kim loại bạc (silver) Zn + 2AgNO 3  Zn(NO 3 ) 2 + 2Ag 3. Chỉ có ống nghiệm chứa mẩu kim loại Ca sủi bọt khí Ca + 2H 2 O  Ca(OH) 2 + H 2 Câu 12. Cho các kim loại sau Na, Cu, K, Zn a) Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần ? b) Kim loại nào tác dụng với nước ở điều kiện thường ? c) Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl ? Hướng dẫn giải: a) Mức độ hoạt động hóa học giảm dần: K, Na, Zn, Cu b) Kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường: K, Na c) Kim loại nào tác dụng dung dịch dd HCl: K, Na, Zn Câu 13. Cho các kim loại sau Ag, K, Al, Mg a) Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần ? b) Kim loại nào tác dụng với nước ở điều kiện thường c) Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl ? Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) ? Hướng dẫn giải: a) Mức độ hoạt động hóa học tăng dần: Ag, Al, Mg, K b) Kim loại nào tác dụng với nước ở điều kiện thường: K PTHH: 2K+ H 2 O  2KOH + H 2 c) Kim loại tác dụng với dung dịch HCl: K, Al, Mg PTHH: 2K+ 2HCl  2KCl + H 2 2Al + 6HCl  2AlCl 3 + 3H 2 Mg + 2HCl  MgCl 2 + H 2 Câu 14. Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch acid H 2 SO 4 loãng, thu được 6,1975 lít khí H 2 (đkc). Sau phản ứng thấy còn 6,25 gam một chất rắn không tan. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Hướng dẫn giải: Chỉ có Zn tác dụng với acid H 2 SO 4 loãng = = = 0,25 mol PTHH: Zn + H 2 SO 4  ZnSO 4 + H 2 0,25 0,25 0,25 0,25 mol m Zn = 0,25.65 = 16,25 gam

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.