Nội dung text Đề số 3-GV.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO Đề số 3 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Sự kiện nào sau đây đánh dấu quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đã được hoàn thành? A. Bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thông qua. B. Đảng Bôn-sê-vích thành lập chính quyền Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Chính quyền Xô viết ban hành Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất trên toàn quốc. D. Nước Nga Xô viết và các nước Cộng hoà Xô viết đồng minh đánh thắng kẻ thù chung. Câu 2. Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Liên Xô. D. Triều Tiên. Câu 3. Năm 1898, Mỹ thay thế thực dân nào sau đây cai trị Phi-lip-pin? A. Pháp. B. Anh. C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha. Câu 4. Sau khi giành độc lập, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” của châu Á? A. In-đô-nê-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan. D. Ma-lai-xi-a. Câu 5. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam thời phong kiến, cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công? A. Kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ XI). B. Kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ X). C. Kháng chiến chống quân Xiêm (thế kỉ XVIII). D. Kháng chiến chống thực dân Pháp (thế kỉ XIX). Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (thế kỉ I) chống lại ách đô hộ của thế lực ngoại xâm nào sau đây? A. Nguyên. B. Tống. C. Hán. D. Thanh. Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh? A. Mỹ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Pháp. Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Tất cả các nước trong khu vực đã giành được độc lập. B. Xu thế hợp tác khu vực trên thế giới đang diễn ra. C. Sự xuất hiện và phát triển của xu thế toàn cầu hoá. D. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 9. Trong những năm 1945 – 1954, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (1946 – 1947). D. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 10. Trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lĩnh vực nào sau đây là trọng tâm? A. Văn hoá. B. Chính trị. C. Quốc phòng. D. Kinh tế. Câu 11. Văn bản ngoại giao nào sau đây được kí kết vào năm 1954? A. Tạm ước Việt – Pháp. B. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. D. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Câu 12. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Pháp. B. Liên Xô. C. Anh. D. Mỹ. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Tổn thất trong quá trình chạy đua vũ trang khiến Mỹ và Liên Xô suy yếu sức mạnh. B. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập. C. Những tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. D. Sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế Nhật Bản và Tây Âu. Câu 14. Sự kiện nào sau đây ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 2015 đến nay? A. Ban Thư kí ASEAN được thành lập. B. Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước. C. Thông qua bản hiến chương của ASEAN. D. Cộng đồng ASEAN được thành lập.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Chớp đúng thời cơ, không phải đối mặt với nguy cơ. B. Là cuộc cách mạng dùng bạo lực nhưng lại ít đổ máu. C. Có tính chất dân tộc, dân chủ, cách mạng và nhân dân. D. Giành chính quyền ở đô thị đóng vai trò quyết định. Câu 16. Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có điểm khác biệt nào sau đây so với cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Xây dựng và coi trọng lực lượng vũ trang làm nòng cốt, quyết định. B. Kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang cách mạng. C. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. D. Có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Câu 17. Nội dung nào sau đây không đúng về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Việc xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. D. Ra khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình, đang vững bước vươn lên để có thu nhập cao. Câu 18. Trong thời kì 1945 – 1954, văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên được đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện chính phủ nước ngoài là A. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp. B. Tạm ước Việt – Pháp. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. D. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Câu 19. Trong những năm 1921 – 1929, Nguyễn Ái Quốc có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản, chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng. B. Xây dựng và truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam. C. Xác định đúng con đường cứu nước, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối. D. Thống nhất các tổ chức cộng sản, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng công lao của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Tập hợp được tối đa lực lượng các nước đồng minh giúp đỡ cách mạng. B. Lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từ thành thị tiến về nông thôn. C. Lãnh đạo nhân dân chớp đúng thời cơ cách mạng và đẩy lùi nguy cơ. D. Lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao. Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam? A. Liên Xô ủng hộ Việt Nam đấu tranh vũ trang ngay từ ngày đầu cuộc kháng chiến. B. Từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa, sau đó là chiến tranh giải phóng. C. Có sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao. D. Đẩy mạnh quá trình xây dựng lực lượng, từ đó phát triển thế tiến công chiến lược. Câu 22. Nội dung nào sau đây là một trong những bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. B. Đổi mới trước tiên phải xuất phát từ chuyển biến của thế giới. C. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, quyết định là ngoại lực. Câu 23. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây trong hoạt động đối ngoại hiện nay? A. Luôn dựa vào các nước lớn để có thắng lợi trong hoạt động đối ngoại. B. Hoạt động đối ngoại quyết định thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực. C. Bắt đầu hoạt động đối ngoại khi có thắng lợi quyết định về quân sự. D. Đảm bảo sự cứng rắn về nguyên tắc song phải mềm dẻo về sách lược. Câu 24. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) của Nguyễn Ái Quốc? A. Mở đầu quá trình chuẩn bị tư tưởng, chính trị của Nguyễn Ái Quốc. B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho các tổ chức Đảng ở hải ngoại ra đời. C. Thể hiện việc vận dụng sáng tạo lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. D. Khẳng định khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thế hoàn toàn. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây: