Nội dung text GIẢI ĐỀ SỐ 013 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Quá trình một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là quá trình A. nóng chảy. B. hóa hơi. C. đông đặc. D. ngưng tụ. Câu 2: Một vật được làm nóng sao cho thể tích của vật không thay đổi thì nội năng của vật A. giảm. B. tăng. C. giảm rồi tăng. D. không thay đổi. Câu 3: Lực từ không phải là lực tương tác A. giữa hai dòng điện. B. giữa hai điện tích đứng yên. C. giữa hai nam châm. D. giữa một nam châm và một dòng điện. Câu 4: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định, áp suất của khí A. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. B. tỉ lệ nghịch với thể tích. C. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D. tỉ lệ thuận với thể tích. Câu 5: Cho các tia phóng xạ α, β +, β −, γ đi vào một điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức. Tia không bị lệch hướng trong điện trường là A. Tia α. B. Tia β +. C. Tia β −. D. Tia γ. Câu 6: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào sau đây là sai. A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ. C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số ngoại lực cưỡng bức. D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực cưỡng bức. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự tạo thành mưa. B. Đường tan trong nước. C. Sự khuếch tán của CuSO4 trong nước. D. Sự khuếch tán hương nước hoa trong không khí. Câu 8: Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) như hình bên là phương pháp sử dụng ........., sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Cụm từ thích hợp điền vào dấu ......... ở trên là A. từ trường mạnh. B. điện trường mạnh. C. tia Rơn-ghen (tia X). D. tia gamma (tia γ). Câu 9: Trong đàn ghita điện khi dây đàn dao động thì có dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây bên dưới. Đó là vì: Khi dây đàn dao động A. làm cho từ thông gửi qua cuộn dây bên dưới giảm dần. B. làm cho từ thông gửi qua cuộn dây bên dưới tăng dần. C. làm cho từ thông gửi qua dây đàn thay đổi. D. làm từ thông gửi qua cuộn dây cũng biến thiên tăng giảm liên tục. Mã đề thi 013
Câu 10: Trong thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khí xác định một nhóm học sinh chuẩn bị các dụng cụ sau: + Xi lanh thủy tinh có dung tích 50 ml, độ chia nhỏ nhất 1 ml (1) + Nhiệt kế điện tử (2) + Ba cốc thủy tinh (3), (4), (5) + Nút cao su để bịt đầu ra của xi lanh. + Giá đỡ thí nghiệm (6) + Nước đá, nước ẩm, nước nóng, dầu bôi trơn. Đầu tiên nhóm học sinh này sẽ A. cho một chút dầu bôi trơn vào pit-tông. B. nhúng xi lanh và nhiệt kế vào cốc. C. đổ nước đá, nước ấm, nước nóng vào nhau. D. đo nhiệt độ của nước ấm, nước nóng. Câu 11: Một khung dây dẫn MNPQ quay đều quanh một trục nằm ngang vuông góc với các đường sức của một từ trường đều như hình bên. Suất điện động xoay chiều xuất hiện trong khung dây bằng 0 khi nó ở vị trí A. 1 hoặc 2. B. 2 hoặc 4. C. 1, 3 hoặc 5. D. 3. Câu 12: Hạt nhân côban 27Co 60 có bao nhiêu neutron? A. 33. B. 27. C. 60. D. 23. Câu 13: Nén khí ở nhiệt độ 27∘C để thể tích của nó giảm đi một nửa. Do quá trình nén nhanh nên nhiệt độ của khí tăng lên 87∘C. Áp suất khí đã tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. giảm 2,4 lần. B. tăng 2,4 lần. C. giảm 1,7 lần. D. tăng 1,7 lần. Câu 14: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 cm được đặt cố định trong một từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây. Cho độ lớn cảm ứng từ của từ trường tăng đều theo thời gian từ B0 = 0,01 T đến B = 0,03 T trong thời gian Δt = 0,02 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian này là A. 0,04 V. B. 0,2 V. C. 0,4 V. D. 0,02 V. Câu 15: Một dây dẫn nằm ngang dài 50 cm mang dòng điện cuờng độ 3,0 A đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ B⃗ của một từ trường đều như hình bên. Biết vectơ cảm ứng từ B⃗ có phương nằm ngang và độ lớn 0,05 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có A. độ lớn 0,075 N, phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên. B. độ lớn 0,075 N, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới. C. độ lớn 7,5 N, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới. D. độ lớn 7,5 N, phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 16 và Câu 17: Hình bên dưới là sơ đồ nguyên lí hoạt động của một máy làm nóng nước. Nước lạnh có nhiệt độ t1 = 20,2 oC được đưa vào máy từ ống dẫn nước lạnh với lưu lượng μ = 2,50 lít/phút. Khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg/m3 . Nhiệt dung riêng của nước là c = 4180 J/(kg. K). Hiệu suất làm nóng nước là H = 95%. Câu 16: Nhiệt độ của nước tăng một lượng bao nhiêu kelvin (K) khi đi qua máy làm nóng nước? A. 309,7 K. B. 16,5 K. C. 36,7 K. D. 289,5 K. Câu 17: Công suất tiêu thụ điện của máy làm nóng nước là A. 2,7 kW. B. 2,8 kW. C. 3,0 kW. D. 2,9 kW.
Câu 18: Trong chuỗi phản ứng prton-proton trong lòng Mặt Trời có hai phản ứng riêng biệt trong đó 4 hạt nhân hydro cuối cùng có thể dẫn đến 1 hạt nhân Heli. Trong chuỗi phản ứng này, phản ứng 2 1 3 1 1 2 D H He + → + tạo ra bức xạ điện từ gamma. Biết m u p =1,00728( ) ; m u D = 2,0135( ) ; m u He = 3,0149( ) . Lấy 1u = 931,5 MeV/c2 . Giả sử hạt nhân Heli sinh ra trong lõi Mặt Trời chuyển động nhiệt ở nhiệt độ trung bình vào khoảng 14.106 ( 0C) (nhiệt độ trong lòng Mặt Trời). Động năng trung bình của chuyển động nhiệt của khí 3 2 He chiếm xấp xỉ bao nhiêu phần trăm so với năng lượng phản ứng tỏa ra? (Coi các hạt nhân 3 2 He là các phân tử khí lí tưởng) A. 1,2%. B. 0,033%. C. 0,18%. D. 0,023%. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Để xác định nhiệt dung riêng của nước, có thể tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ nguyên lí như hình bên. Nhiệt lượng kể cách nhiệt chứa 0,136 kg nước. Công suất điện tiêu thụ được xác định bằng oát kể là 18,3 W. Thời gian đun được xác định bằng đồng hồ là 180 s. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế. Ban đầu nhiệt độ của nước là 27∘C, sau khi đun nước có nhiệt độ 33∘C. Nhiệt dung của nhiệt lượng kể không đáng kể. a) Nhiệt dung riêng của nước có giá trị bằng nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg nước tăng lên 100 K. b) Trong cùng một khoảng thời gian, nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở có độ lớn bằng nhiệt lượng nước thu vào. c) Nhiệt lượng nước nhận được trong thời gian làm thí nghiệm là 3294 J. d) Nhiệt dung riêng của nước đó được trong thí nghiệm là 4073 J/kgK. Câu 2: Năng lượng của Mặt Trời và các ngôi sao trong vũ trụ đều có nguồn gốc từ các phản ứng đốt cháy hydrogen để tạo thành helium (gọi là chu trình proton - proton). Xét một ngôi sao đã đốt cháy hoàn toàn hydrogen thành helium và coi các hạt nhân helium tạo thành đều tham gia vào quá trình ba - alpha theo phương trình 2 4He + 2 4He + 2 4He → 6 12C + 7,275MeV. Ở thời điểm ban đầu, khối lượng của ngôi sao là 4,0.1030 kg (Khi tất cả hạt trong ngôi sao đều là Helium) và công suất tỏa nhiệt của ngôi sao là 3, 8.1030 W. a) Phản ứng đốt cháy hydrogen để tạo thành helium bên trong Mặt Trời là phản ứng phân hạch. b) Số hạt nhân 2 4He tại thời điểm ban đầu là 6,02. 1056 . c) Số hạt nhân 6 12C tạo thành sau 1 năm là 1,03.1050 d) Thời gian để toàn bộ hạt nhân 2 4He chuyển hóa hoàn toàn thành 6 12C là khoảng 1,95 triệu năm. Câu 3: Nguyên tử hydrogen có cấu tạo gồm hạt nhân là một proton có điện tích là e = 1,6. 10−19 C, lớp vỏ là một electron có điện tích là −e. Coi electron trong nguyên tử hydrogen chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo là r = 5,3. 10−11 m và vận tốc là v⃗ như hình vẽ. Khối lượng của electron là me = 9,1. 10−31 kg. a) Lực điện mà hạt nhân của nguyên tử hydrogen tác dụng lên electron là lực hút và có độ lớn F ≈ 8,2. 10−8 N. b) Tốc độ chuyển động của electron là v ≈ 2,2. 106 m/s. c) Sự chuyển động của electron quanh hạt nhân tạo nên một dòng điện tròn có cường độ I = 1 A d) Cảm ứng từ do dòng điện tròn nói trên gây ra tại hạt nhân của nguyên tử hydrogen có chiều như hình vẽ và có độ lớn B = 4,0 T.