PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3048. Chuyên Phan Bội Châu - Chuyên Hà Tĩnh (giải).pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU – CHUYÊN HÀ TĨNH PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Để làm nóng chảy một chất có khối lượng m ở nhiệt độ nóng chảy, cần cung cấp một nhiệt lượng Q. Nhiệt nóng chảy riêng của chất đó được xác định bởi A. λ = Q + m. B. λ = Q − m. C. λ = Qm. D. λ = Q m . Câu 2: Với V và t là thể tích và nhiệt độ của một lượng khí lí tưởng. Đồ thị nào sau đây mô tả đúng định luật Charles? A. B. C. D. Câu 3: Một quả bóng chuyền có thể tích 4,85 lít chứa không khí có áp suất 1, 3.105 Pa và nhiệt độ 27∘C. Biết khối lượng mol của không khí là 28,8 g/mol. Lấy R = 8,31 J/(mol. K). Xác định khối lượng không khí có trong quả bóng. A. 7,3 g. B. 3,7 g. C. 81 g. D. 18 g. Câu 4: Trong mô hình khí lí tưởng, giữa hai va chạm liên tiếp, phân tử khí lí tưởng chuyển động A. thẳng chậm dần đều. B. thẳng đều. C. tròn đều. D. thẳng nhanh dần đều. Câu 5: Chọn phát biểu đúng khi nói về sự phụ thuộc của áp suất p do các phân tử khí tác dụng lên thành bình và tốc độ chuyển động v của các phân tử khí. A. p tỉ lệ thuận với giá trị trung bình của tốc độ các phân tử khí v ̅. B. p tỉ lệ nghịch với giá trị trung bình của tốc độ các phân tử khí v ̅. C. p tỉ lệ thuận với giá trị trung bình của bình phương tốc độ các phân tử khí v 2. D. p tỉ lệ nghịch với trung bình của bình phương tốc độ các phân tử khí v 2. Câu 6: Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí xác định từ 27∘C lên 117∘C và giữ áp suất không đổi thì thể tích khí tăng thêm 1,8 lít. Thể tích của lượng khí sau khi tăng nhiệt độ là A. 2,3 lít. B. 9,6 lít. C. 7,8 lít. D. 6,0 lít. Câu 7: Một khung dây dẫn có 50 vòng, diện tích mỗi vòng 20 cm2 đặt trong từ trường đều của một nam châm điện, mặt phẳng k hung vuông góc với các đường sức từ của từ trường. Độ lớn cảm ứng từ của nam châm biến thiên theo thời gian như hình vẽ. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là A. 0,5 V. B. 4 V. C. 5 V. D. 0,4 V. Câu 8: Quá trình một chất chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là quá trình A. hóa hơi. B. ngưng tụ. C. đông đặc. D. nóng chảy. Câu 9: Gọi p, V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng xác định. Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối liên hệ giữa các đại lượng trên? A. pV T = hằng số. B. pT V = hằng số. C. pVT = hằng số. D. VT p = hằng số.
Câu 10: Trái Đất là một nam châm khổng lồ, xung quanh Trái Đất có từ trường. Trong rừng sâu, dùng kim nam châm đặt trên mặt đất nằm ngang có thể xác định được hướng của từ trường Trái Đất, từ đó xác định được hướng địa lí. Kết luận nào sau đây đúng? A. Cực N chỉ về hướng đông. B. Cực N chỉ về hướng nam. C. Cực N chỉ về hướng tây. D. Cực N chỉ về hướng bắc. Câu 11: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8,0 A nằm trong một từ trường đều và vuông góc với các đường sức từ. Biết cảm ứng từ có độ lớn 24 mT. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 1,5. 10−2 N. Chiều dài của đoạn dây bằng A. 5,2 cm. B. 7,8 cm. C. 78 cm. D. 52 cm. Câu 12: Khi đo điện áp xoay chiều, ta sử dụng vôn kế để ở chế độ AC. Giá trị đo được trên vôn kế là A. điện áp cực đại. B. điện áp hiệu dụng. C. điện áp trung bình. D. điện áp tức thời. Câu 13: Lò nung cao tần có bộ phận chính là một ống dây gồm nhiều vòng dây và một nguồn xoay chiều có tần số cao. Để "tôi" (nung nóng nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột) các linh kiện cần độ cứng và độ bền cao hoặc để nấu chảy các kim loại khó nóng chảy như wolfram, molypden. Muốn làm như vậy người ta đưa các mẫu kim loại vào trong ống dây và nối ống dây với nguồn cao tần. Lò nung cao tần là một trong những ứng dụng của hiện tượng A. cộng hưởng từ. B. cảm ứng điện từ. C. điện phân. D. cộng hưởng điện. Câu 14: Khi cho dòng điện xoay chiều có cường độ i = 4,0cos100πt (A) chạy qua điện trở có giá trị R = 20Ω. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong thời gian 5,0 phút là A. 9,6 kJ. B. 4,8 kJ. C. 96 kJ. D. 48 kJ. Câu 15: Một tấm nhôm có khối lượng 860 gam, đang ở nhiệt độ 22∘C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/(kg. K). Để nâng nhiệt độ tấm nhôm lên 100∘C cần một nhiệt lượng là A. 7, 6.104 J. B. 7, 6.103 J. C. 5, 9.104 J. D. 5, 9.103 J. Câu 16: Một lượng khí trong một xilanh nhận một nhiệt lượng 350 kJ và thực hiện công 130 kJ đẩy pit- tông đi ra. Độ biến thiên nội năng của lượng khí trong quá trình này là A. -220 kJ. B. 220 kJ. C. -480 kJ. D. 480 kJ. Sử dụng dữ kiện sau trả lời Câu 17 và Câu 18: Một nhiệt kế thủy ngân sau một thời gian sử dụng bị mờ vạch chia độ nên một học sinh in 101 vạch đều đặn rồi dán lên nhiệt kế (vạch đầu ứng với 0 ∘C, vạch cuối ứng với 100∘C). Để kiểm tra tính chính xác của nhiệt kế, học sinh đó nhúng nhiệt kế vào nước đá đang tan và nước đang sôi (ở cùng áp suất 1 atm) thì nhiệt kế chỉ 6 ∘C và 96∘C. Câu 17: Hầu hết số chỉ của nhiệt kế đều không thể hiện đúng nhiệt độ thực của vật cần đo, nhưng vẫn có 1 số chỉ của nhiệt kế trùng với nhiệt độ của vật, số chỉ đó là A. 60∘C B. 54∘C C. 48∘C D. 42∘C Câu 18: Để được một nhiệt kế chính xác, học sinh đó cần in các vạch đó dãn ra hay co lại bao nhiêu %? A. co bớt 10%. B. dãn thêm 11%. C. dãn thêm 10%. D. co bớt 11%. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 4: Linh và Mai đun sôi 2 lít nước ép quả việt quất. Trước khi khách đến, chỉ còn rất ít thời gian nhưng nước việt quất vẫn còn ấm (40∘C) vì thế các cô gái muốn làm nguội nó nhanh hơn với sự trợ giúp của 20 bịch nước đá nhỏ (ở nhiệt độ −20∘C). Hai bạn đã không thống nhất được cách làm nguội "sâu hơn", vì thế họ chia đôi lượng nước trái cây và số bịch nước đá thành 2 phần bằng nhau và mỗi người làm theo cách riêng của mình. Linh ngay lập tức cho 10 bịch nước đá vào nước trái cây khuấy nhanh cho nhiệt cân bằng thì vớt 10 bịch đá ra và có 1 lít nước mát. Còn Mai chia đôi lượng nước trái cây và đổ vào hai bình giống nhau, sau đó cho 10 bịch nước đá vào một trong hai bình, khuấy nước trái cây cho đến khi nhiệt độ trong bình cân bằng rồi chuyển các bịch nước đá sang bình thứ hai. Khi nhiệt độ cân bằng một lần nữa, Mai vớt các "bịch nước đá" ra và đổ hai phần nước ép trái cây vào một cái bình lớn được 1 lít nước mát. Khối lượng mỗi bịch nước đá là 20 g. Nhiệt dung riêng của nước và nước trái cây là 4,2 kJ/(kg. K), nhiệt dung riêng của nước đá 2,0 kJ/(kg. K), nhiệt nóng chảy riêng của đá là 340 kJ/kg, khối lượng riêng của nước việt quất là 1000 kg/m3 . Các kết quả đã làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Bỏ qua trao đổi nhiệt với môi trường. a) Nhiệt độ cuối cùng nước việt quất của Linh là 18, 3 ∘C. b) Các bịch nước đá đã tan hết. c) Nhiệt độ các "bịch nước đá" mà Mai vớt ra ở bình thứ hai là 29, 3 ∘C. d) Nhiệt độ nước việt quất của hai cô gái bằng nhau vì có cùng số lượng bịch nước đá cho vào. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng dữ kiện sau trả lời Câu 1 và Câu 2: Một bình chứa khí heli có thể tích không đổi, nhiệt độ ban đầu 27∘C. Sau một thời gian có một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ khí trong bình giảm còn 15∘C và áp suất giảm đi 6,0%. Câu 1: Nhiệt độ của khí trong bình sau khi khí thoát ra bằng bao nhiêu kelvin (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 2: Tính phần trăm khối lượng khí thoát ra. Kết quả lấy đến 01 chữ số sau dấy phẩy thập phân. Câu 3: Một thanh dẫn có chiều dài 20 cm quay đều với tốc độ góc 40rad/s quanh trục đi qua một đầu thanh trong từ trường đều. Cảm ứng từ B⃗ có độ lớn 0,40 T và phương vuông góc với mặt phẳng quay của thanh. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh dẫn bằng bao nhiêu V? Câu 4: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, tại mỗi điểm, cường độ điện trường và cảm ứng từ biến thiên theo các phương tạo với nhau một góc bằng bao nhiêu rad? Kết quả lấy đến 02 chữ số sau dấy phẩy thập phân. Câu 5: Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg. K) và nhiệt nóng chảy riêng của đồng ở 1084∘C là 1, 80.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2,30 kg đồng ở 50∘C để nó nóng chảy hoàn toàn ở 1084∘C bằng bao nhiêu MJ. Kết quả lấy đến 02 chữ số sau dấy phẩy thập phân. Câu 6: Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là Tesla (T). Ta có thể biểu diễn đơn vị này qua các đơn vị cơ bản của hệ SI là 1 T = 1 kgc . md . s p . A q . Tổng (c + d + p + q) bằng bao nhiêu?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.