PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 42. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Lần 2) (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT – LẦN 2 MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Sự sụp đổ của Trật tự hai cực I-an-ta có tác động nào sau đây đối với Việt Nam? A. Nhận được sự giúp đỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đề bảo vệ Tổ quốc. B. Tạo ra nhiều thách thức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc. D. Tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu kinh tế trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Cơ cầu thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối bền vững. C. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 3: Từ năm 1991, Trung Quốc và Việt Nam đều A. trở thành thuộc địa kiểu mới của thực dân phương Tây. B. tiến hành kháng chiến chống quân phiệt Nhật. C. kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. D. trở thành các cường quốc công nghiệp của thế giới. Câu 4: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra lần đầu tiên tại A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Câu 5: Năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với A. Mỹ. B. Trung Quốc. C. Pháp. D. Nhật Bản. Câu 6: Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) tập trung vào lĩnh vực nào sau đây?
A. An ninh và quốc phòng. B. Phát triển con người. C. Khoa học và công nghệ. D. Hợp tác kinh tế - tài chính. Câu 7: Năm 1997, quốc gia nào sau đây là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. Mi-an-ma. D. Xin-ga-po. Câu 8: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 có điểm tương đồng nào sau đây? A. Diễn ra khi Việt Nam chưa có chính quyền và bị các nước để quốc bao vây, cô lập. B. Phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân, trong đó bộ đội địa phương đóng vai trò chủ lực. C. Tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất. D. Sáng tạo trong sử dụng lực lượng, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi. Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Tây Sơn (thế kỷ XVIII)? A. Kết thúc hoàn toàn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. B. Mở ra thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Đại Việt. C. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. D. Chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc. Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh thế giới của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1945-1954)? A. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển. B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. C. Tình trạng đối đầu giữa các cường quốc chấm dứt. D. Phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển. Câu 11: Thắng lợi của cách mạng nước nào sau đây đã mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa ở khu vực Mỹ La-tinh? A. Trung Quốc. B. Ba Lan. C. Cuba. D. Lào. Câu 12: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thế lực thực dân nào sau đây quay trở lại xâm lược Việt Nam? A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha. C. Pháp. D. Hà Lan. Câu 13: Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 - 1945 là A. thiết lập quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. C. ủng hộ Liên Xô chống quân phiệt Nhật Bản. D. thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Câu 14: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) hướng tới một trong những mục tiêu nào sau đây? A. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á. B. Xây dựng nền văn hóa chung của Cộng đồng ASEAN. C. Xóa bỏ hoàn toàn mâu thuẫn giữa các nước thành viên. D. Đưa Đông Nam Á thành thị trường tiềm năng nhất thế giới. Câu 15: Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Việt (1075-1077) đặt dưới sự lãnh đạo của A. Trần Quốc Tuấn. B. Lê Lợi. C. Lê Hoàn. D. Lý Thường Kiệt. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong những năm 1979-1985? A. Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa. B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. C. Phát triển quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế. D. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á Câu 17: Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc được quy định trong văn kiện nào sau đây? A. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. B. Hiến chương Liên hợp quốc. C. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. D. Công ước cấm vũ khí hoá học. Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh dùng xu thế phát triển của thể giới trong thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh? A. Tăng cường xây dựng liên minh quân sự. B. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập. C. Xu thế đối thoại, hòa bình, hợp tác D. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang. Câu 19: Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ. B. Hoàn thành cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế - xã hội. C. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
D. Đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 20: Một trong những địa phương giành chính quyền sớm nhất ở tỉnh lị trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Hải Phòng. B. Đồng Nai. C. Hà Tĩnh. D. Hà Tiên. Câu 21: Nhận xét nào sau đây đúng về công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Là quá trình thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội trước những biến động của thể giới. B. Là quá trình vận dụng linh hoạt chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn của đất nước. C. Là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện nhằm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Là quá trình thay đổi nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học để phù hợp với xu thế thời đại. Khai thác các tư liệu sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22 đến 24 “Ngay từ Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện quan điểm của mình về quan hệ dân tộc và giai cấp; phản đế và phản phong. Người đã vận dụng sáng tạo đường lôi của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và có những điểm phát triển mới. Nổi bật là tư tưởng chỉ đạo chiến lược: tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, tập hợp đoàn kết mọi lực hượng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp chống đế quốc thực dân và tay sai”. (Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên), Tr tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.112) “Hồ Chí Minh sớm khẳng định cách mạng ở thuộc địa trước hết là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định tính độc đáo của cách mạng thuộc địa. Vấn đề sống còn của các dân tộc thuộc địa phải là thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở khối liên minh công nông, hình thành một sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp chống đế quốc và tay sai nhắm giành cho được độc lập, tự do”. (Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.37-38) Câu 22: Một trong những văn kiện thể hiện quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên là A. Luận cương chính trị. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Chính cương vắn tắt. D. Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.