PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text bài 24. Khái quát về vi điều khiển.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 9: VI ĐIỀU KHIỂN BÀI 24: KHÁI QUÁT VỀ VI ĐIỀU KHIỂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu: - Khái niệm, phân loại và ứng dụng của vi điều khiển. - Sơ đồ chức năng của vi điều khiển. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu khái quát về vi điều khiển. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình học tập. - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác về vi điều khiển. Năng lực công nghệ: - Trình bày được khái niệm vi điều khiển. - Trình bày được ứng dụng của vi điều khiển. - Phân loại được vi điều khiển. - Kể tên được các khối chức năng cơ bản của vi điều khiển và vẽ được sơ đồ chức năng của vi điều khiển. - Mô tả được vai trò của các khối có trong sơ đồ chức năng của vi điều khiển. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ thực hiện các yêu cầu của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính. - Các hình ảnh trong SGK Bài 21. - SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. 2. Đối với học sinh: - SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Huy động khả năng quan sát, vốn hiểu biết; tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tạo tâm thế cho HS vào bài học. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy nêu vai trò của vi điều khiển trong các thiết bị ở Hình 24.1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời: Vai trò của vi điều khiển trong các thiết bị ở Hình 24.1: +Quản ý và điều khiển các chức năng. + Xử lí tín hiệu. + Tương tác với người dùng. - Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học mới: Rất nhiều thiết bị quanh ta sử dụng được là nhờ có vi điều khiển. Vậy để tìm hiểu vi điều khiển, chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay – Bài 24: Khái quát về vi điều khiển. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm và phân loại vi điều khiển a. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm của vi điều khiển, phân loại được các loại vi điều khiển. - HS tìm hiểu được ứng dụng của vi điều khiển trong cuộc sống. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS trình bày được khái niệm của vi điều khiển, phân loại được các loại vi điều khiển, nêu một số ứng dụng của vi điều khiển. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 và mục 1.2 trong SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Trình bày khái niệm vi điều khiển. I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm - Vi điều khiển là một mạch tích hợp (IC) có thể lập trình được để thực hiện các chức năng tính toán và điều khiển cho một mục đích sử dụng cụ thể.
2. Vi điều khiển được phân loại như thế nào? GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1.3. Ứng dụng của vi điều khiển trong SGK và trả lời câu hỏi: Vi điều khiển thường được ứng dụng ở đâu? Lấy ví dụ minh họa? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: DKSP - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện 2. Phân loại - Dựa trên độ rộng dữ liệu: vi điều khiển 8 bit, 16 bit và 32 bit,... - Họ vi điều khiển: 8051, PIC, AVR, ARM,... Cấu trúc CISC hay RISC. Ngoài ra, còn có một số cách phân loại khác như theo cấu trúc thiết kế thể hiện số lượng các lệnh đơn giản và phức tạp (CISC hay RISC), theo kiến trúc sử dụng bộ nhớ riêng biệt hay bộ nhớ chung,... 3. Ứng dụng của vi điều khiển Một số ứng dụng của vi điều khiển như: - Trong các sản phẩm dân dụng: chuột máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc, máy đo nhịp tim, đo huyết áp, khoá cửa, điều khiển từ xa (remote) cho các thiết bị điện, điện tử dân dụng như ti vi, quạt, máy điều hoà không khí,... - Trong các sản phẩm công nghiệp: bộ điều khiển điện tử trong các máy sản xuất và dây chuyền sản xuất của các lĩnh vực công nghiệp khác nhau như cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, xi măng, giấy,...

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.