Nội dung text ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5- ÔN THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA.docx
ĐỀ 5 Câu 1. 1.1 Gold là kim loại, có màu vàng khi ở dạng khối, nhưng khi được chia nhỏ có thể có màu đen, hồng ngọc hoặc tím. Có tên nguyên tố hoá học có ký hiệu Au (aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn; là kim loại dẻo nhất; 1 ounce (28g) gold có thể được kéo dài tới 300 feet vuông. Nó là một chất dẫn nhiệt và điện tốt, và không bị ảnh hưởng bởi không khí Xác định bán kính gần đúng của nguyên tử Au ở 20 0 C, biết trong tinh thể thì Au là những quả cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, còn lại là khe rỗng. 1.2 Oxide của kim loại M (M 2 O) được ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như sản xuất xi măng, sản xuất phân bón,… Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường thấy M 2 O có màu trắng, tan nhiều trong nước và là thành phần không thể thiếu cho mọi loại cây trồng. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M 2 O là 140, trong phân tử M 2 O có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Xác định công thức phân tử của M 2 O (biết nguyên tử khối O là 16, Z O = 8). Câu 2. 2.1 Đa số các loại xe ôtô hiện tại đều chạy bằng nhiên liệu xăng. Ngoại trừ động cơ chạy bằng diesel thì các động cơ đốt cháy xăng bằng bugi. Để bugi hoạt động thì cần dòng điện một chiều tạo ra từ accquy trong oto. Accquy trong xe là “dạng ướt” vì nó chứa dung dịch sulfuric acid (H 2 SO 4 ) (như một chất điện phân dạng lỏng). Điện được tạo ra bằng phản ứng hóa học sau đây: PbO 2 + Pb + H 2 SO 4 PbSO 4 + H 2 O Accquy trong oto có thể được dùng trong nhiều năm vì chúng có thể được sạc lại. Khi accquy hoạt động thì nó đóng vai trò là một pin điện hóa, còn khi sạc thì nó đóng vai trò là một thiết bị điện phân. a) Cân bằng phương trình phản ứng trên. b) Động cơ Diesel có cần bugi đánh lửa như động cơ xăng hay không? Nếu không thì tại sao nhiên liệu diesel lại cháy được? 2.3 Chloramine B là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lý nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3–2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250mg chloramine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. H=1 ;C=12 ; N=14 ; O=16 ; F=19 ; Na=23 ; Mg=24 ; Al=27 ; P=31 ; S= 32 ; Cl= 35,5 ; He = 4 ; K=39 ; Ca=40 ; Ba=138 . Khối lượng riêng 19,32 gam/cm 3 Khối lượng mole nguyên tử 196,97 gam/mole
a. Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước (D = 1g/ml)? b. Biết công thức phân tử của chloramine B là: C 6 H 5 SO 2 NClNa.3H 2 O. Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố Cl trong chloramine B. 2.2 Khi thiếu nguyên tố dinh dưỡng phosphorus (P), bộ rễ sẽ chậm phát triển, cây dễ bị rụng lá,… Ngược lại, dư P sẽ tổn thương cây và thay đổi các hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đất trồng. Giả sử một loại cây cà phê đang thu hoạch trái cần trung bình từ 70 – 80 kg nguyên tố P/ha/năm, người làm vườn đã bón 280kg phân lân có chứa 69,62% muối calsium dihydrophosphate cho 1 ha/năm. Lượng phân trên có gây hại cho cây và đất trồng không? Hãy đề xuất khối lượng phân lân nói trên cho hợp lí là bao nhiêu kg/ha/năm. Câu 3. 3.1 Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ dưới đây. Biết M là kim loại, từ X đến M là kí hiệu các chất vô cơ khác nhau (ở dạng nguyên chất hoặc trong nước). + HCl+ A+ NaOHXYZTEXM+ B dư+ C dư+ D dưtoĐiện phân nóng chảy 3.2 Hỗn hợp X gồm (Al và oxit Fe x O y ). Nung m gam X trong điều kiện không có không khí, khi đó xảy ra phản ứng: Al + Fe x O y 0t Al 2 O 3 + Fe (phản ứng chưa được cân bằng). Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1,85925 lit khí và 12,6 gam chất rắn. Phần 2: cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 30,677625 lít SO 2 và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. 1. Viết phương trình các phản ứng xảy ra. 2. Tìm m và công thức phân tử của oxit Fe x O y Câu 4. 4.1 Khí gas chứa chủ yếu là propane, butane. Để tạo mùi cho khí gas nhà 15000 sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như methanthiol (CH 3 SH), có mùi giống tỏi, hành tây. Trong thành phần khí gas, tỉ lệ pha trộn về thể tích phổ biến của propane : butane theo thứ tự là 30 : 70. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane toả ra nhiệt lượng là 2220 kJ và 1 mol butane toả ra nhiệt lượng là 2874 kJ. a) Giả sử một hộ gia đình X cần 10.000 kJ mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ sử dụng hết một bình gas 12 kg với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 60%. Coi các khí khác (ngoài propane và butane) khi cháy toả nhiệt lượng không đáng kể.
b) Biết một bình gas 12 kg có giá là 453.000 đồng, hỏi một tháng (30 ngày) hộ gia đình X phải trả bao nhiêu tiền gas? 4.2 Trong quá trình khai thác hoặc vận chuyển dầu mỏ, đôi khi xảy ra sự cố tràn dầu trên biển. a) Các sự cố tràn dầu trên biển gây ra các thảm họa về môi trường như thế nào? b) Để xử lí sự cố tràn dầu trên biển, người ta thường làm như thế nào? Giải thích lí do sử dụng các kĩ thuật đó. Câu 5. 5.1 Quá trình hydrate hoá ethene với xúc tác xảy ra theo cân bằng: CH 2 = CH 2 (g) + H 2 O (g) CH 3 - CH 2 - OH (g) ( Chất xúc tác phosphoric acid được phủ lên silicon dioxide rắn. Ethene và hơi nước được trộn theo tỉ lệ mol lần lượt là 10 : 6 và được dẫn liên tục qua xúc tác. Khi qua xúc tác thì 5% ethene chuyển hoá thành ethanol, loại bỏ ethanol khỏi hỗn hợp cân bằng và tái chế ethene, hiệu suất phản ứng tổng có thể đạt 95%. a) Giải thích tại sao ở nhiệt độ thấp, tỉ lệ phần trăm ethanol trong hỗn hợp cân bằng cao hơn. b) Giải thích tại sao trong thực tế phản ứng trên được thực hiện ở nhiệt độ cao. c) Theo phản ứng thì tỉ lệ mol phản ứng giữa ethene và nước là 1 : 1. Để cân bằng chuyển dịch sang phải, có thể sử dụng dư ethene hoặc nước. Giải thích tại sao trong thực tế người ta dùng ethene dư mặc dù đắt và ít phong phú hơn hơi nước. (Gợi ý: xem xét bản chất của chất xúc tác). d) Tỉ lệ % ethanol trong hỗn hợp cân bằng cũng tăng khi phản ứng thực hiện ở nhiệt độ cao. Điều này cũng thuận lợi cho tốc độ phản ứng. Tuy nhiên, khi phản ứng ở áp suất cao, có sự hình thành chất rắn màu trắng, hơi trong gây tắc nghẽn ống dẫn khí. Theo em chất rắn màu trắng đó là gì? Viết phương trình hoá học giải thích. 5.2 Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K 2 Cr 2 O 7 trong môi trường acid. Khi đó Cr +6 bị khử thành Cr +3 , ethanol (C 2 H 5 OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH 3 CHO). a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Khi chuẩn độ 25 g huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 mL dung dịch K 2 Cr 2 O 7 0,01M. Người lái xe đó có vi phạm luật hay không? Tại sao? Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K 2 Cr 2 O 7 . Câu 6. 6.1 Lactic acid hay acid sữa là một hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quả trình sinh hóa và lần đầu được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wihelm Scheele. Axit lactic là một axit cacboxylic có công thức phân tử là C 3 H 6 O 3 , axit lactic có một nhóm hiđroxyl (-OH) đứng gần nhóm cacboxyl (- COOH). a/ Viết công thức cấu tạo của axit lactic và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho axit lactic lần lượt tác dụng với lượng dư Na, NaHCO 3 , C 2 H 5 OH (H 2 SO 4 đặc nóng, xúc tác). b/ Khi vận động mạnh và cơ thể không cung cấp đủ oxi, thì cơ thể sẽ chuyển hóa glucozơ thành axit lactic từ các tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể (axit lactic tạo thành từ quá trình sẽ gây mỏi cơ). Quá trình này sinh ra 150kJ năng lượng theo phương trình hóa học sau: C 6 H 12 O 6 → 2C 3 H 6 O 3 + 150 kJ Giả sử một người chạy bộ trong 1 giờ sẽ tiêu tốn 300 kcal. Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp đủ 98% năng lượng đó nhờ oxi, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hóa glucozơ thành axit lactic. Hãy tính khối lượng axit lactic tạo thành từ quá trình chuyển hóa đó (biết 1 cal = 4,1858J).