Nội dung text ÔN TẬP CHƯƠNG 8_Đề bài.pdf
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VIII PHẦN 1: GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA A. TRẮC NGHIỆM 8.12. Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xác suất để “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn hoặc bằng 10” là A. 7 36 . B. 2 9 . C. 1 6 . D. 5 36 . 8.13. Có hai túi I và II. Túi I chưa 4 tấm thẻ, đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4. Túi II chứa 5 tấm thẻ, đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi tứi I và II. Xác suất để cả hai tấm thẻ rút ra đểu ghi số chẵn là A. 1 5 . B. 3 20 . C. 1 4 . D. 4 21 . 8.14. Một túi đựng 4 viên bi có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4. Lấy ngẩu nhiên hai viên bi từ trong túi. Xác suất để tích hai số ghi trên hai viên bi lớn hơn 3 là A. 5 7 . B. 2 3 . C. 3 4 . D. 5 6 . B. TỰ LUẬN 8.15. Có hai túi I và II. Túi I chưa 3 tấm thẻ, đánh số 2 ; 3 ; 4. Túi II chửa 2 tấm thẻ, đánh số 5; 6. Từ mỗi túi I và II, rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất của các biến cố sau: A : “Hai số ghi trên hai tấm thẻ chênh nhau 2 đơn vị”; B: “Hai số ghi trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn 2 đơn vị”; C: “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn”; D: “Tổng hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số nguyên tố”. 8.16. Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 11”; F: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8 hoặc 9”; G: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 6”. 8.17. Hai bạn Minh và Huy chơi một trò chơi như sau: Minh chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp 5;6;7;8;9;10 . Huy chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp 4;5;7;8;9;11 . Bạn nào chọn được số lớn hơn sẽ là người thắng cuộc. Nếu hai số chọn được bằng nhau thì kết quả là hoà. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Bạn Minh thắng”; b) B: “Bạn Huy thắng”. PHẦN 2. BÀI TẬP THÊM A. TRẮC NGHIỆM 1. Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xác suất để “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn hoặc bằng 10” là: A. 7 36 . B. 2 9 . C. 1 6 . D. 5 36 .
2. Có hai túi I và II chứa 4 tấm thẻ, đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4. Túi II chứa 5 tấm thẻ, đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi túi I và II. Xác suất để hai tấm thẻ rút ra đều ghi số chẵn là: A. 1 5 . B. 3 20 . C. 1 4 . D. 4 21 . 3. Một túi đựng 4 viên bi có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi trong túi. Xác suất để tích hai số ghi trên hai viên bi lớn hơn 3 là: A. 5 7 . B. 2 3 . C. 3 4 . D. 5 6 . 4. Có hai túi I và II. Túi I chứa ba quả cầu ghi các số 1,2,3. Túi II chứa bốn tấm thẻ ghi các số 1,2,3,4. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu và một tấm thẻ từ mỗi tưi I và II. Xảc suất của biến cố “Tích hai số ghi trên quả cầu và tấm thẻ bằng 6” là A. 1 6 . B. 1 7 . C. 2 11 . D. 1 4 . 5. Hai bạn Minh và Dung mỗi người gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối. Xác suất để số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc như nhau là A. 2 11 . B. 1 7 . C. 1 6 . D. 1 4 . 6. Bạn Sơn gieo một đồng xu cân đối và bạn Hoà gieo đồng thời hai đồng xu cân đối. Xác suất để có hai đồng xu xuất hiện mặt sấp, một đồng xu xuất hiện mặt ngửa là A. 3 8 . B. 3 10 . C. 2 7 . D. 4 31 . B. TỰ LUẬN 1. Có hai túi I và II. Túi I chứa 3 tấm thẻ, đánh số 2 ; 3 ; 4. Túi II chứa 32 tấm thẻ, đánh số 5 ; 6. Từ mỗi túi I và II, rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Hai số ghi trên hai tấm thẻ chênh nhau 2 đơn vị”; B: “Hai số ghi trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn 2 đơn vị”; C: “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn”; D: “Tổng hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số nguyên tố”. 2. Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 11”; F: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8 hoặc 9”; G: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 6”. 3. Hai bạn Minh và Huy chơi một trò chơi như sau: Minh chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp 5;6;7;8;9;11 Bạn nào chọn được số lớn hơn sẽ là người thắng cuộc. Nếu hai số chọn được bằng nhau thì kết quả là hoà. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Bạn Minh thắng”;
b) B: “Bạn Huy thắng”. 4. Một chiếc hộp có chứa 5 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 3 ; 5; 6; 7; 9. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp. a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử. b) Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 3”; B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lơn hơn 13”. 5. Một chiếc hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Dung lần lượt lấy ra ngẫu nhiên từng viên bi từ trong hộp cho đến khi hết bi. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Viên bi màu xanh được lấy ra cuối cùng”; B: “Viên bi màu trắng được lấy ra trước viên bi màu đỏ”; C: “Viên bi lấy ra đầu tiên không phải là bi màu trắng”. 6. Túi kẹo trái cây có 60 viên, trong đó có 20 viên kẹo vị sầu riêng, 15 viên kẹo vị cam, 7 viên kẹo vị dâu, 10 viên kẹo vị chanh, 8 viên kẹo vị mít. Bạn Toàn lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất của các biến cố: a) E: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị sầu riêng”; b) F: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị cam hoặc chanh”; c) G: “Bạn Toàn không lấy được kẹo vị dâu”. 7. Đài truyền hình điều tra ý kiến của một số khán giả về một chương trình giải trí. Kết quả điều tra được thống kê trong bảng dưới đây. Thích Không thích Nam 523 154 Nữ 147 68 Chọn ngẫu nhiên một trong số những người được điều tra. Tính xác suất của các biến cố: a) A: “Chọn được 1 khán giả nũ không thích chương trình”; b) B: “Chọn được 1 khán giả nam”; c) C: “Chọn được 1 khán giả thích chương trình”. 8. Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và bạn Bình gieo một đồng xu cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6 và đồng xu xuất hiện mặt sấp”; F: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số lẻ”; G: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chẵn và đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
H: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5 hoặc đồng xu xuất hiện mặt ngửa”. 9. Trong một trò chơi, có hai bánh xe, mỗi bánh xe được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm. Bánh xe thứ nhất được chia làm bốn hình quạt như nhau và sơn các màu: trắng, đỏ, xanh, vàng. Bánh xe thứ hai được chia làm ba hinh quạt như nhau và sơn các màu: đỏ, xanh, vàng. Người chơi quay hai bánh xe. Người chơi đạt giải nhất nếu hai mũi tên dừng lại ở hai hình quạt màu đỏ, đạt giải nhì nếu hai mũi tên dừng lại ở hai hình quạt cùng màu và đạt giải ba nếu có đúng một mũi tên dừng ở hình quạt màu đỏ. Tính xác suất của các biến cố sau: a) E: “Người chơi đạt giải nhất”; b) F: “Người chơi đạt giải nhì”; c) G: “Người chơi đạt giải ba”. 10. Bạn Tuấn viết ba bức thư cho ba người bạn là An, Bình, Cường và viết tên, địa chỉ của ba người bạn đó lên ba chiếc phong bì. Xếp ngẫu nhiên ba bức thư đó vào ba phong bì. a) Mô tả không gian mẫu của phép thử. b) Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Có đúng một bức thư đúng địa chỉ”; F: “Cả ba bức thư đúng địa chỉ”; G: “Không có bức thư nào đúng địa chỉ”; H: “Có ít nhất một bức thư đúng địa chỉ”. 11. Một tấm bìa hình tròn được chia làm sáu hình quạt tròn có diện tích bằng nhau; ghi các số 1,2,3,4,5,6 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Quay tấm bia hai lần. Tính xác suất để mũi tên chỉ vào hai hình quạt tròn không đối xứng nhau qua tâm. 12. Màu hạt của đậu Hà Lan có hai kiểu hình là vàng và xanh. Có hai gene ứng với hai kiểu hình này allele trội A và allele lặn a. Hình dạng hạt của đậu Hà Lan có hai kiểu hình là hạt trơn và hạt nhăn. Có hai gene ứng với hai kiểu hình này allele trội B và allele lặn b. Khi cho lai hai cây đậu Hà Lan, cặp gene của cây con lấy ngẫu nhiên một gene từ cây bố và một gene từ cây mẹ. Giả sử cả cây bố và cây mẹ có kiểu hình “Hạt vàng và trơn”. Cây bố có kiểu gene là (Aa, Bb), cây mẹ có kiểu gene là (Aa, Bb). Tính xác suất để cây con có kiểu hình như cây bố và cây mẹ. Câu 13. Tổ 2 gồm 4 bạn học sinh là My, Châu, Trọng, Thuỷ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên?