Nội dung text CD E 3 Bai 2.docx
E3. SỬ DỤNG BẢN TÍNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAO BÀI 2: HÀM ĐIỀU KIỆN IF I. MỤC TIÊU 1. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. Năng lực riêng - Nêu được quy tắc viết hàm IF và giải thích được quy tắc thực hiện hàm IF. - Sử dụng được hàm IF trong một số tình huống đơn giản. 2. Phẩm chất - Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo và trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Tin học 9 - Cánh Diều. - Máy tính có cài sẵn phần mềm bảng tính. - Phòng máy tính sẵn sàng để HS thực hành. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Tin học 9 Cánh Diều. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát Hình 1 SGK trang 35:
2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Trong bảng điểm của lớp em như ở Hình 1, hãy thêm cột Tặng quà vào ngay bên trái cột Ghi chú. Muốn điền vào cột Tặng quà từ “Tặng vở” hoặc “-“ tùy theo tổng điểm của từng học sinh, em có biết cách nào để nhanh chóng thực hiện được không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi, thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện nhóm trả lời. Gợi ý đáp án: Sử dụng hàm điều kiện IF. - Các HS khác lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các tình huống cần điền dữ liệu tự động tùy thuộc vào kết quả đúng sai của một điều kiện, ta sử dụng làm IF. Vậy hàm IF được viết như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay – Bài 2: Hàm điều kiện IF. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: HÀM ĐIỀU KIỆN IF 1. Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của hàm đếm có điều kiện IF . - Biết cách sử dụng hàm IF 2. Nội dung: 3. Sản phẩm học tập: Nêu được ý nghĩa và cách sứ dụng hàm đếm có đk. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Hàm điều kiện IF
3 - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS, sau đó thực hiện bài tập trong hộp Hoạt động 1- tr.38 SGK: Từ bảng dữ liệu có cột Tặng quà tại cột I, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: 1. Tại ô I3 nhập công thức =IF(G3>=27,“Tặng vở”,“-“) rồi nhấn phím Enter. Em hãy quan sát nội dung tại ô I3 và cho biết có thay đổi gì. 2. Thực hiện sao chép công thức từ ô I3 sang khối ô I4:I7 và nêu nhận xét kết quả tại các ô này. - GV yêu cầu các nhóm đọc hiểu thông tin hộp HĐ 1, quan sát Hình 1 SGK, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động). GV yêu cầu nhóm HS thực hành các thao tác trên máy tính, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm lên trình bày và thực hành các thao tác xác thực dữ liệu trong Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động). - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm báo cáo kết quả quan sát được khi thực hiện bài tập Hoạt động tr.38 SGK. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về hàm đếm có điều kiện . IF - GV mở rộng và chốt kiến thức cho HS - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Hàm IF được sử dụng trong các trường hợp cần điền dữ liệu tự đông với giá trị cần điền phụ thuộc vào kết quả đúng hay sai của một điều kiện - Quy tắc viết hàm: IF(<ĐK>,<GT1>,<GT2>) -Trong đó: +) <ĐK> : diễn đạt điều kiện cần thỏa mãn. Trong đó <ĐK> ở dạng đơn giản là một biểu thức so sánh được viết như sau: <Biểu thức 1> <phép so sánh> <Biểu thức 2> PHIẾU HỌC TẬP: Hàm điều kiện IF
4 Từ bảng dữ liệu có cột Tặng quà tại cột I, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: 1. Tại ô I3 nhập công thức =IF(G3>=27,“Tặng vở”,“-“) rồi nhấn phím Enter. Em hãy quan sát nội dung tại ô I3 và cho biết có thay đổi gì. 2. Thực hiện sao chép công thức từ ô I3 sang khối ô I4:I7 và nêu nhận xét kết quả tại các ô này Hoạt động 2: Tìm hiểu hàm liên kết nhiều điều kiện điều kiện AND; OR 1. Mục tiêu: HS biết biết ý nghĩa và cách sử dụng hàm AND và OR 2. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS hoạt động nhóm thực hiện tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng hàm AND; OR 3. Sản phẩm học tập: . 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm HS tiếp tục hoạt động thảo luận bài tập trong HĐ2: - GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin trong HĐ 2 để trả lời các câu hỏi sau: (?) Nêu ý nghĩa của hàm AND; OR và quy tắc viết hàm AND; OR (?) Nêu ví dụ minh họa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2, quan sát Bảng 2 tr.39 SGK và thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao thảo luận hoàn trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 2. Hàm liên kết nhiều điều kiện điều kiện AND; OR a) Hàm AND - Hàm AND trả về giá trị TRUE khi tất cả các biểu thức lôgic trong danh sách tham số đều có giá trị TRUE Hàm AND trà về giá trị FALSE trong các trường hợp khác. Hàm OR trả trả về giá trị TRUE khi tất cả các biểu thức lôgic trong danh sách tham số đều có giá trị FALSE. Hàm AND trà về giá trị TRUE trong các trường hợp khác. - Quy tắc viết hàm: AND(<ĐK>,<ĐK2>,…) OR(<ĐK>,<ĐK2>,…)