PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CNTB.docx

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh? A.tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia X. D. hocmôn sinh trưởng. Câu 2. Hình bên mô tả kỹ thuật gì ? A.Nuôi cấy mô thực vật. B. cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy mô động vật. D. lai tế bào sinh dưỡng. Câu 3. Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây? A.Đỉnh sinh trưởng. B. bộ phận rễ. C. bộ phận thân. D. cành lá. Câu 4. Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo A.cơ thể hoàn chỉnh. B. cơ quan hoàn chỉnh. C. mô sẹo. D. mô hoàn chỉnh. Câu 5. Hình bên mô tả kỹ thuật gì ? A.Nuôi cấy mô thực vật. B. cấy truyền phôi. C. Nhân bản vô tính động vật. D. lai tế bào sinh dưỡng. Câu 6. Trong ứng dụng di truyền học, Đôli là sản phẩm của phương pháp? A.gây đột biến. B. sinh sản hữu tính. C. nhân bản vô tính. D. biến dị tổ hợp.
Câu 7. Mô sẹo là mô A.gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh. B.gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh. C.gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt. D.gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt. Câu 8. Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây? A.chất kháng thể. B.hoocmon sinh trưởng. C.vitamin. D.enzym. Câu 9. Hình bên mô tả kỹ thuật gì ? A.Nuôi cấy mô thực vật. B. cấy truyền phôi. C. Nhân bản vô tính động vật. D. lai tế bào sinh dưỡng. Câu 10. Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì? A.giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. B.giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc... C.giúp tạo ra nhiều biến dị tốt. D.giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 11. Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào? A.nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. B.tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý. C.tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người. D.tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt. Câu 12. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì? A.Công nghệ tế bào. B. Công nghệ sinh học. C. Công nghệ gen. D. Kĩ thuật gen.
Câu 13. Mô sẹo là mô gồm nhiều tế bào …(1)… và có khả năng sinh trưởng …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – đã biệt hóa; 2 – mạnh. B. 1 – đã biệt hóa; 2 – yếu. C. 1 – chưa biệt hóa; 2 – yếu. D. 1 – chưa biệt hóa; 2 – mạnh. Câu 14. Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy …(1)… ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – mô hoàn chỉnh; 2 – vitamin. B. 1 – mô hoàn chỉnh; 2 – hoocmon sinh trưởng. C. 1 – mô sẹo; 2 – vitamin. D. 1 – mô sẹo; 2 – hoocmon sinh trưởng. Câu 15. Phương pháp …(1)… ở cây trồng và nhân bản vô tính ở …(2)… có nhiều ưu việt hơn so với nhân giống vô tính bằng cách: giâm, chiết, ghép; đó là tạo ra nhiều biến dị tốt. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – nuôi cấy mô; 2 – thực vật. B. 1 – nuôi cấy mô; 2 – động vật. C. 1 – vi nhân giống; 2 – thực vật. D. 1 – vi nhân giống; 2 – động vật. Câu 16. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là sự nhân đôi và phân li …(1)… của NST trong …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – đồng đều; 2 – nguyên phân. B. 1 – đồng đều; 2 – giảm phân. C. 1 – không đồng đều; 2 – nguyên phân. D. 1 – không đồng đều; 2 – giảm phân. Câu 17. Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con …(1)… khác nhau từ đó nhanh chóng tạo ra hàng loạt con giống có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – cái; 2 – cấy truyền phôi. B. 1 – cái; 2 – cấy truyền hợp tử. C. 1 – đực; 2 – cấy truyền phôi. D. 1 – đực; 2 – cấy truyền hợp tử. Câu 18. Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) của 2 cây lưỡng bội thuộc hai loài hạt kín …(1)… tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong một trường đặc biệt cho chứng phân chia và tái sinh thành cây lai. Cây lai này không có khả năng sinh sản …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – giống nhau; 2 – vô tính. B. 1 – khác nhau; 2 – vô tính. C. 1 – giống nhau; 2 – hữu tính. D. 1 – khác nhau; 2 – hữu tính. Câu 19. Bằng kĩ thuật …(1)…, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 5 bò con. Cho biết không xảy ra đột biến. Trong cùng một điều kiện sống, 5 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – chia cắt tế bào; 2 – giống nhau. B. 1 – chia cắt tế bào; 2 – khác nhau. C. 1 – chia cắt phôi; 2 – giống nhau. D. 1 – chia cắt phôi; 2 – khác nhau. Câu 20. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về diễn biến các kì của nguyên phân: 1. Nuôi cấy mô tế bào a. Kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi. 2. Nuôi cấy hạt phấn b. Cần xử lí chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội. 3. Cấy truyền phôi c. Cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai. 4. Lấy tế bào sinh dưỡng d. Tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen. A. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a. B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. D. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b. Câu 21. Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô.
C. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh. D. Lai hữu tính. Câu 22. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì? A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới. C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường. D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 23. Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là A. tạo ra một số lượng cây giống sạch bệnh trong thời gian ngắn. B. chủ động công việc tạo các giống cây trồng từ phòng thí nghiệm. C. vận chuyển giống đi xa được dễ dàng khi sản xuất. D. giảm bớt được khâu bảo quản giống trước khi sản xuất. Câu 24. Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở nhân giống vô tính ở thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào sau đây? A. Chất kháng thể. B. Hoocmôn sinh trưởng. C. Vitamin. D. Enzym. Câu 25. Công nghệ tế bào là A. kích thích sự tăng trưởng của tế bào trong cơ thể sống. B. dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể. C. nuôi dưỡng tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. D. dùng hóa chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào. Câu 26. Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì? A. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người. B. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. C. Tạo ra các động vật biến đổi gen. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc. Câu 27. Ở nước ta, những loài thực vật nào đã được nhân giống vô tính trong ống nghiệm thành công? A. Dứa. B. Khoai tây. C. Mía. D. Cả A, B, C Câu 28. Ứng dụng của công nghệ tế bào là A. nhân bản vô tính. B. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. C. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính. Câu 29. Trong phương pháp lai tế bào ở thực vật, để hai tế bào có thể dung hợp được với nhau, người ta phải A. loại bỏ màng nguyên sinh của tế bào. B. loại bỏ nhân của tế bào. C. loại bỏ thành xenlulozơ của tế bào. D. phá huỷ các bào quan. Câu 30. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở A. vật nuôi và vi sinh vật. B. vật nuôi. C. vi sinh vật. D. cây trồng. Câu 31. Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì? A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào. B. Phương pháp nhân bản vô tính. C. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm. D. Phương pháp chuyển gen.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.