Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 11. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ.docx
CHUYÊN ĐỀ 11. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ. A. LÝ THUYẾT I. Cường độ dòng điện - Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. - Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn. - Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. - Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế, có đơn vị là ampe (A), miliampe (mA) 1A = 1000mA Ampe kế trong sơ đồ mạch điện được kí hiệu như sau: Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dung đơn vị miliampe, kí hiệu là m 1A=1000mA II. Hiệu điện thế: Khả năng sinh ra dòng điện của pin (acquy) được đo bằng hiệu điện thế (điện áp) giữa hai cực của nó. Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế, có đơn vị là vôn (V), milivôn (mV), kilôvôn (kV) 1V = 1000mV; 1kV = 1000V Vôn kế trong sơ đồ mạch điện được kí hiệu như sau: III. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn: - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ IV. Điện trở của dây dẫn - Một dây dẫn được mắc vào mạch điện, U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây, I là cường độ dòng điện chạy qua dây. Trị số là không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó. - Điện trở của dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. - Cách xác định:, trong đó R là điện trở của dây dẫn đó, U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây, I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. Lưu ý: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây và cường độ dòng điện I chạy trong dây dẫn. - Đơn vị: Điện trở có đơn vị là ôm, kí hiệu là Ω. I (A) U (V) O
1kΩ = 1000Ω 1MΩ = 1000 000 Ω. Ta có tỉ lệ: = U 2 . I 1 = U 1 .I 2 2. Định luật Ôm - Phát biểu ĐL: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây. - Công thức: Với: V. Mạch nối tiếp và song song: 1. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch nối tiếp là đoạn mạch gồm nhiều bộ phận mắc thành một dãy (nhánh) liên tiếp nhau. - Cường độ dòng điện: (1) - Hiệu điện thế: (2) - Điện trở tương đương: (3) * Hệ thức: hay * Mở rộng: Các hệ thức (1) (2) (3) có thể được mở rộng cho đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp. 2. Đoạn mạch song song: Đoạn mạch song song là đoạn mạch gồm nhiều nhánh có chung điểm đầu và điểm cuối - Cường độ dòng điện: I = I 1 + I 2 - Hiệu điện thế: U = U 1 = U 2 - Điện trở tương đương: hay * Hệ thức: IV- ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần): Trong đó: l chiều dài dây (m) S tiết diện của dây (m 2 ) điện trở suất (m) R điện trở (). * Ýnghĩa của điện trở suất - Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1m 2 . - Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt. * Chú ý: - Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: I: Cường độ dòng điện (A) U: Hiệu điện thế (V) R: Điện trở () R 1 R 2 R 1 R 2