Nội dung text Chuyên đề 09. MT & QTSV.pdf
1 SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI A. CÂU HỎI MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG SỐNG Câu 1. Theo sinh thái học, phát biểu nào sau đây không đúng về môi trường sống? A. Tất cả những nhân tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. B. Là nơi sinh vật thu nhận nguồn sống để tồn tại, sinh trưởng, phát triển và cũng là nơi chứa đựng chất thải của sinh vật. C. Sinh vật sống trong môi trường, chịu sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ, vật săn mồi,... D. Điều kiện môi trường thuận lợi hay khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng tích cực tới tốc độ sinh trưởng, sinh sản của sinh vật. Câu 2. Theo sinh thái học, phát biểu nào sau đây sai về môi trường sống của sinh vật? A. Là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động của sinh vật. B. Môi trường sống của sinh vật có thể được chia thành bốn loại: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. C. Trong tự nhiên, một loài sinh vật thường sống trong một môi trường xác định. D. Mỗi loài sinh vật thường sống nhiều môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật). Câu 3. Cho các ví dụ sau: - Hoạt động sống của giun đất làm đất tơi xốp, thúc đẩy hoạt động của sinh vật phân giải, qua đó làm giàu dinh dưỡng cho đất; - Hoạt động gặm cỏ thường xuyên của động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa,... ngăn cản sự phát triển chồi thân của thực vật hai lá mầm, tạo điều kiện hình thành nên các đồng cỏ rộng lớn, hạn chế sự phát triển của rừng, ... Thông qua ví dụ trên, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Điều kiện môi trường thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực tới tốc độ sinh trưởng, sinh sản của sinh vật. II. Điều kiện môi trường khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ sinh trưởng, sinh sản của sinh vật. III. Họat động của sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của môi trường. IV. Giữa sinh vật và môi trường có sự tác động qua lại lẫn nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Cho các ví dụ: Ví dụ 1: cá sống trong nước, giun đất sống trong đất, chim sống trên cạn, nấm da sống kí sinh trên da của động vật hoặc con người. Ví dụ 2: lưỡng cư sống trong cả môi trường nước và môi trường trên cạn, ...
2 Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Ví dụ 1 minh chứng cho trong tự nhiên, một loài sinh vật thường sống trong một môi trường xác định. II. Ví dụ 2 minh chứng cho trong tự nhiên một số loài sinh vật có thể tồn tại và sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau., III. Qua 2 ví dụ cho thấy mọi sinh vật luôn có một môi trường sinh thái xác định. IV. Môi trường sống của nấm da là sinh vật, của lưỡng cư là môi trường đất. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Quan sát Hình, hãy xác định các chú thích a, b, c, d tương ứng với loại môi trường sống của sinh vật. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. a là môi trường cạn, c là môi trường nước. II. b là môi trường đất, d là môi trường sinh vật. III. Cá sống trong môi trường nước. IV. Sâu sống ở môi trường không khí. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Cho các ví dụ sau: - Hoạt động sống của giun đất làm đất tơi xốp, thúc đẩy hoạt động của sinh vật phân giải, qua đó làm giàu dinh dưỡng cho đất; - Hoạt động gặm cỏ thường xuyên của động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa,... ngăn cản sự phát triển chồi thân của thực vật hai lá mầm, tạo điều kiện hình thành nên các đồng cỏ rộng lớn, hạn chế sự phát triển của rừng, ... Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai với các ví dụ trên? A. Điều kiện môi trường thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực tới tốc độ sinh trưởng, sinh sản của sinh vật. B. Điều kiện môi trường khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ sinh trưởng, sinh sản của sinh vật. C. Họat động của sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của môi trường.
3 D. Giữa sinh vật và môi trường có sự tác động qua lại lẫn nhau. Câu 7. Cho các ví dụ: Ví dụ 1: cá sống trong nước, giun đất sống trong đất, chim sống trên cạn, nấm da sống kí sinh trên da của động vật hoặc con người. Ví dụ 2: lưỡng cư sống trong cả môi trường nước và môi trường trên cạn, ... Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai với các ví dụ trên? A. Ví dụ 1 minh chứng cho trong tự nhiên, một loài sinh vật thường sống trong một môi trường xác định. B. Ví dụ 2 minh chứng cho trong tự nhiên một số loài sinh vật có thể tồn tại và sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau., C. Qua 2 ví dụ cho thấy mọi sinh vật luôn có một môi trường sinh thái xác định. D. Môi trường sống của nấm da là sinh vật, của lưỡng cư mà môi trường đất. Câu 8. Quan sát hình, hãy xác định các chú thích a, b, c, d tương ứng với loại môi trường sống của sinh vật. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai với hình trên A. [a] là môi trường cạn, c là môi trường nước. B. [b] là môi trường đất, d là môi trường sinh vật. C. Cá sống trong môi trường nước. D. Sâu sống ở môi trường không khí. NHÂN TỐ SINH THÁI Câu 9. Theo sinh thái học, mỗi phát biểu nào sau đây Đúng hay Sai về nhân số sinh thái của sinh vật? A. Tất cả những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. B. các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. Nhân tố sinh thái được chia thành hai loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. D. Nhân tố môi trường chỉ có tác động trực tiếp đến đời sống của sinh vật
4 Câu 10. Theo sinh thái học, phát biểu nào sau đây đúng về nhân số hữu sinh? A. Gồm là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường, tạo các mối quan hệ trong hệ sinh thái. B. Gồm là các loài sinh vật sống khác môi trường tạo các mối quan hệ trong hệ sinh thái.. C. Con người không phải là nhân tố hữu sinh, vì con người tác động đến sinh vật và vật vô sinh. D. Con người là nhân tố thứ 3 và nhân tố cao nhất, vì con người tác động đến sinh vật và vật vô sinh. Câu 11. Theo sinh thái học, phát biểu nào sau đây đúng về ảnh hưởng của một nhân tố sinh thái đến sinh vật? A. Tất cả các nhân tố sinh thái đều là các tác nhân CLTN hình thành nên các đặc điểm thích nghi về hình thái, cấu tạo, sinh lí, tập tính,... của sinh vật. B. Tất cả những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Chỉ có một số nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. D. Nhân tố vô sinh chỉ có nhiệt độ, ánh sáng, nước, pH, áp suất, nồng độ oxygen. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng về nhân tố sinh thái đến sinh vật? A. Ánh sáng và nhiệt độ là những nhân tố ít ảnh hưởng rõ rệt nhất. B. Nhân tố hữu sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường tự nhiên tác động tới đời sống của sinh vật C. Nhân tố vô sinh là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường, tạo nên các mối quan hệ kí sinh, cộng sinh, hợp tác, vật ăn thịt - con mồi,... D. Một số nhân tố sinh thái vô sinh chủ yếu ảnh hưởng đến sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,... Câu 13. < TNNLC > Ánh sáng là nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Là nguồn năng lượng quan trọng Trái Đất nhận từ Mặt Trời. II. Sự phân bố không đồng đều của ánh sáng trên Trái Đất hình thành các đặc điểm thích nghi ở mỗi nhóm sinh vật. III. Dựa vào ánh sáng, chia thực vật thành các nhóm: ưa sáng hay ưa bóng IV. Dựa vào ánh sáng, chia động vật thành các nhóm: động vật hoạt động ngày hay hoạt động đêm,... A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. < TNNLC > Cho các ví dụ sau đây: Ví dụ 1: Các lá trên cây có xu hướng xếp so le, hạn chế sự che bóng lẫn nhau. Ví dụ 2: Cây thân gỗ thường mọc nơi quang đãng, ít cạnh tranh ánh sáng có đường kính thân, tán lá lớn hơn so với cây mọc thành rừng. I. Ví dụ 1 cho thấy sự sắp xếp của lá lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. II. Ví dụ 2 cho thấy đặc điểm thích nghi của thực vật với chế độ nước. III. Từ ví dụ 2 cho thấy cây thân gỗ thường là cây ưa bóng. IV. Từ ví dụ 1 cho thấy thực vật sắp xếp lá để thích nghi với ánh sáng cần hấp thụ. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.