Nội dung text 1213.06 - VIỆT BẮC.pdf
1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI Trang 1 PHÂN TÍCH “VIỆT BẮC” (Tố Hữu) LỚP LIVE CẤP TỐC 14 NGÀY BUỔI LIVE 03, 04 (NGÀY 12 VÀ 13.06) I. KHÁI QUÁT TÁC GIẢ TÁC PHẨM 1. Tác giả: - Tố Hữu là nhà thơ “trữ tình chính trị” + Thơ vốn là tiếng lòng của người cầm bút, là không gian nghệ thuật để người nghệ sĩ giãi bày nỗi lòng của mình bằng con chữ. ➔ Nhà thơ Tố Hữu cũng không ngoại lệ. Mặc dù thơ Tố Hữu tập trung khắc họa những sự kiện lịch sử và những mốc thời gian quan trọng của dân tộc nhưng vẫn không thiếu đi chất ngọt ngào, tha thiết được kết tinh từ chính xúc cảm dạt dào nơi tâm hồn người nghệ sĩ. (yếu tố trữ tình) Đúng như cây bút xứ Huế từng chia sẻ “Thơ là tấm gương của tâm hồn”. + Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác và bắt nguồn từ cảm hứng trong đời sống chính trị của đất nước, tập trung khắc họa những sự kiện lịch sử quan trọng, những hoạt động Cách mạng nổi bật – luôn hướng đến “lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn” (yếu tố chính trị) ➔ “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên thành rất đỗi trữ tình.” (Xuân Diệu) - Thơ Tố Hữu hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, vừa bộc bạch tiếng lòng của người chiến sĩ Cách mạng ấy; vừa nói lên những vui buồn của dân tộc sau chặng đường dài của lịch sử. → Nhà thơ hòa quyện cái “tôi” cá nhân của mình vào cái “ta” chung của cộng đồng, của dân tộc. ➔ Câu chuyện trong thơ của Tố Hữu không chỉ là những rung động nơi trái tim ông, mà còn là chặng đường chung – nỗi lòng chung của cả dân tộc. 2. Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: + Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi; hiệp định Giơ-ne-vơ vừa được kí kết, hòa bình lập lại - mở ra một trang sử mới của đất nước. + Tháng 10 năm 1954: TW Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô. Cũng là một trong những cán bộ từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi năm ấy, Tố Hữu đã viết nên thi phẩm “Việt Bắc” vừa để ghi lại sự kiện lịch sử của đất nước (yếu tố chính trị), vừa để bộc bạch tấm lòng của người ra đi với “Thủ đô gió ngàn” (yếu tố trữ tình). ➔ Tác phẩm là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI Trang 2 1. 8 câu thơ đầu: Lời đối đáp của người ở - người đi trong khoảnh khắc chia ly a. 4 câu thơ đầu: Lời chân tình của người ở lại Dẫu nhân vật trữ tình là người ra đi, chuẩn bị tạm biệt “Thủ đô gió ngàn” để về với “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình”; nhưng nhà thơ Tố Hữu vẫn bắt đầu cuộc đối thoại bằng lời của người ở lại, bởi lẽ ông không chỉ thấu hiểu nỗi lòng của người đi mà còn thấm thía cả những rung động sâu xa nơi cõi lòng của người dân Việt Bắc: “-Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” Theo bạn, vì sao nhà thơ Tố Hữu lại bắt đầu cuộc đối đáp trong khoảnh khắc chia ly bằng lời của người ở lại? Phải chăng, vì người ở lại sẽ tiếp tục sống trong không gian mênh mang của những hoài niệm, sẽ tiếp tục gắn bó với nơi mà suốt mười lăm năm ấy, họ đã cùng sẻ chia biết bao đắng cay ngọt bùi, sẽ ở lại với núi rừng Việt Bắc – nơi mà nhìn đâu cũng thấy bóng hình của người ra đi...? Bởi lẽ ấy, nỗi lòng người ở thường bịn rịn, vấn vương, lưu luyến hơn cả. Họ thậm chí còn lo lắng người ra đi trở về với miền xuôi, với những hành trình mới những nhiệm vụ mới, có khi nào sẽ quên lãng những gì đã từng có hay không? - Đoạn thơ bắt đầu bằng một lời ướm hỏi nhẹ nhàng, như muốn khơi gợi những kỉ niệm ân tình đã từng có, mong rằng người ra đi sẽ không bao giờ quên: “Mình về mình có nhớ ta” - Khoảng thời gian họ gắn bó bên nhau đã được gói gọn trong một câu thơ thấm đẫm xúc cảm: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. + Khoảng thời gian mười lăm năm được tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người cán bộ chuẩn bị tạm biệt chiến khu VB (tháng 10 – 1954) → khoảng thời gian chính xác của lịch sử. ➔ Đó thực sự là một quãng thời gian dài, đong đếm không biết bao nhiêu những kỉ niệm, họ đã cùng nhau đi qua những ngày Cách mạng khó khăn nhất đến khi ánh sáng rực rỡ đã soi chiếu phong trào. + Kết hợp với bốn chữ “thiết tha mặn nồng
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI Trang 3 - Đến với câu thơ thứ ba, nỗi nhớ một lần nữa được bộc bạch và nhấn mạnh – tạo nên một dòng chảy cảm xúc mãnh liệt, bồi hồi trong trái tim người ở lại: “Mình về mình có nhớ không”. - Nỗi nhớ được khắc họa trong bức tranh cảnh vật núi rừng Việt Bắc với những hình ảnh bình dị, gần gũi: cây, núi, sông, nguồn + Chính những kỉ niệm sẽ “thổi hồn” vào cảnh vật, biến những sự vật tưởng chừng vô tri vô giác trở thành minh chứng cho những hồi ức sâu sắc của một thời để nhớ + Phép điệp lại một lần nữa được khéo léo sử dụng trong ý thơ, để nhấn mạnh những xúc cảm dạt dào nơi tâm hồn người ở lại khi nhớ về những tháng năm đã từng có. “Nhìn ... nhớ ... nhìn ... nhớ...” - Tác giả sử dụng cặp đại từ “mình” – “ta” • Cặp đại từ quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam →lời thơ mang đậm âm hưởng dân gian – đậm đà màu sắc dân tộc “Mình về ta chẳng cho về
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI Trang 4 Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ” “Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” “Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình tuy một mà hai” • Thường gắn liền với câu chuyện của tình yêu lứa đôi → Phải chăng, đó cũng là cách nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó sâu sắc giữa người ở với người đi cũng đong đầy những thăng hoa xúc cảm, cũng dạt dào những nỗi nhớ thương như của những người yêu nhau bằng trọn vẹn con tim mình...? b. 4 câu thơ sau: Lời đáp lại tha thiết của người ra đi “- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” - Ở câu thơ đầu tiên, đại từ “ai” mang ý nghĩa phiếm chỉ, không chỉ rõ đối tượng cụ thể. - Nhà thơ sử dụng các từ láy để khắc họa tâm trạng của người ra đi: + “Bâng khuâng” → diễn tả thế giới nội tâm của người ra đi