PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2. TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 2. TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Tính chất của chất Tính chất vật lí Tính chất hóa học - Trạng thái (rắn, lỏng, khí). - Màu sắc, mùi vị, tính tan. - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, tính cứng Khả năng biến đổi tạo thành chất mới như: - Khả năng cháy - Khả năng phân hủy - Khả năng tác dụng với chất khác. II. Sự chuyển thể của chất Sự chuyển thể Nội dung Nhận xét Sự nóng chảy - Là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. - Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy. VD: Nước nóng chảy ở 0oC. - Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của cùng một chất là như nhau. Sự đông đặc - Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. - Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc. VD: Nước đông đặc ở 0oC. Sự bay hơi - Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của chất. - Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng. - Sự bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ. - Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. Sự sôi - Là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng và bề mặt thoáng của chất lỏng. - Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ sôi. Sự ngưng tụ - Là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CTST - SBT] Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lí của chất đó. (a) Đường mía (saccharose). (b) Muối ăn (sodium chloride). (c) Sắt (iron). (d) Nước. Câu 2. Hãy chỉ ra tính chất vật lí và tính chất hóa học của lưu huỳnh (sulfur) và dung dịch copper sulfate trong trường hợp sau: Tính chất của lưu huỳnh (sulfur) Tính chất của dung dịch copper (II) sulfate - Lưu huỳnh là một chất rắn, màu vàng, có nhiệt độ nóng chảy là 113 oC. Lưu huỳnh có khả năng cháy trong oxygen với ngọn lửa màu xanh, ngoài ra ở điều kiện thường lưu huỳnh còn phản ứng với thủy ngân (mercury) tạo thành mercury (II) sulfide. - Dung dịch copper (II) sulfate là một chất lỏng, màu xanh. Khi phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo thành chất rắn không tan trong nước. Copper (II) sulfate có khối lượng riêng là 3,603 gam/mL và có khả năng dẫn điện. Câu 3. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy liệt kê một số tính chất của đồng, nhôm, đường saccharose và nước vào bảng sau: Đồng (copper) Nhôm (aluminium) Đường saccharose Nước Câu 4. [CTST - SBT] Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước. Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng. (a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên. (b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose. (c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện pháp đó là biện pháp nào. Câu 5. Căn cứ vào đâu mà
(a) Đồng (copper) được dùng làm dây dẫn điện; cao su được dùng làm vỏ dây? (b) Cồn dùng để nướng mực. (c) Giấy bạc (làm bằng nhôm (aluminium)) dùng để bọc nướng thức ăn. Câu 6. Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào? (a) Đun chảy một mẩu nến. (b) Sương đọng trên lá cây. (c) Mặt ngoài cốc bia hơi có nhiều giọt nước Câu 7. [CD - SBT] Hình dưới đây minh họa chu trình của nước trong tự nhiên: Theo em, có những quá trình chuyển thể nào của nước diễn ra trong chu trình này? Câu 8. [KNTT - SBT] Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là –39oC. (a) Làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc? (b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể gì? Câu 9. [KNTT - SBT] Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng. Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến và nước so với nhiệt độ phòng. Câu 10. [CTST - SBT] Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích. Câu 11. [KNTT - SBT] Chuẩn bị 3 chất lỏng: cồn y tế, nước và dầu ăn. Nhỏ một giọt mỗi chất lỏng lên bề mặt kính và quan sát. Hãy cho biết: (a) Chất lỏng nào bay hơi nhanh nhất, chất lỏng nào bay hơi chậm nhất?
(b) Sự bay hơi nhanh hay chậm có mối liên hệ thế nào với nhiệt độ sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của các chất lỏng đó như sau: Chất Nhiệt độ sôi (oC) Dầu ăn Khoảng 300 Nước 100 Cồn y tế Khoảng 78 Câu 12. [CTST - SBT] Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50°C. (a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì? (b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì về nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường? (c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để “cứu” mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên. Câu 13. [CTST - SGK] Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải thích điều này. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 14. [CD - SBT] Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (màu sắc, tính tan,...). Câu 15. [CTST - SBT] Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học của giấm ăn. Câu 16. [KNTT - SBT] Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau: “Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,... ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”. Câu 17. [CTST - SBT] Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37°C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113°C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thủy tinh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh. Câu 18. [CTST - SBT] Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đây.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.