PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 6. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (File HS).docx

CHUYÊN ĐỀ 6. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Bài toán về độ tan ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20 o C), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường; 3,6 gam muối ăn. (a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước. (b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm)? Câu 2. (a) Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? (b) Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? Câu 3. [CTST - SGK] Hãy giải thích tại sao: KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Dung dịch, chất tan và dung môi - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. II. Độ tan 1. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. 2 ct HO m S.100 m (S: độ tan (g); m ct : khối lượng chất tan (g)) 2. Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan - Độ tan của chất rắn tăng nếu tăng nhiệt độ. - Độ tan của chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. III. Nồng độ dung dịch 1. Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. 2. Nồng độ mol (C M ) là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch 1. Nồng độ mol 2. Nồng độ phần trăm 3. Khối lượng riêng Công thức M n C V ⇒ n = C M .V;M n V C ct dd m C%.100% m dd dd m D V Ý nghĩa C M : nồng độ mol của dd (mol/L hay M) V: thể tích dung dịch (L) m ct : khối lượng chất tan (g) m dd : khối lượng dung dịch (g) D: khối lượng riêng của dd (g/mL). V dd : thể tích dung dịch (mL) IV. Pha chế dung dịch Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng. Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định. Pha chế một dd theo nồng độ phần trăm (C%) Pha chế một dd theo nồng độ mol (C M ) - Tính khối lượng chất tan cho vào. - Tính khối lượng hay thể tích nước cần cho sự pha chế (d = 1g/mL) - Tính số mol chất tan. - Tính khối lượng chất tan. - Xác định thể tích nước cần cho sự pha chế (bằng với thể tích dung dịch cần pha).


Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.