Nội dung text Chương VI - Bài 2 - TẦN SỐ VÀ TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI.docx
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 1 XSTK 9 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Kiến thức cần nhớ I. Bảng tần số và biểu đồ tần số - Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó trong mẫu dữ liệu. - Bảng tần số là bảng thống kê cho biết tần số của các giá trị trong mẫu dữ liệu. - Bảng tần số có dạng như sau: Giá trị 1x 2x … kx Tần số 1m 2m … km Trong đó 1m là tần số của 1x , 2m là tần số của 2x ,…, km là tần số của kx . - Biểu đồ tần số: là biểu đồ biểu diễn bảng tần số. Biểu đồ tần số thường gặp là biểu đồ tần số dạng cột và biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng. II. Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối - Cho dãy dữ liệu 1,2,...,.nxxx Tần số tương đối if của giá trị ix là tỉ số giữa tần số của ix (gọi là im ) với n . - Bảng tần số tương đối: Giá trị 1x … kx Tần số tương đối 1f … kf Trong đó 1..knmm và 1 1.100%m f n là tần số tương đối của 1x …, .100%k k m f n là tần số tương đối của kx . - Biểu đồ tần số tương đối thường là biểu đồ cột hoặc biểu đồ hình quạt tròn. Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ cột/ hình quạt tròn của một mẫu dữ liệu thống kê, ta có thể thực hiện các bước sau: Bước 1: Lập bảng tần số tương đối của mẫu dữ liệu thống kê đó Bước 2: Vẽ biểu đồ cột/ hình quạt tròn biểu diễn số liệu thống kê trong bảng tần số tương đối nhận được ở bước 1. A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM I – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Bài toán 1: Thống kê khối lượng rau thu hoạch một vụ (đơn vị: tạ) của mỗi hộ gia đình trong 38 hộ gia đình tham gia chương trình trồng rau theo tiêu chuẩn VIETGAP như sau: 5 5 6 6 6 7 4 4 5 5 7 8 8 9 4 5 7 4 10 7 7 7 6 6 5 7 8 9 8 8 9 9 9 8 7 5 10 8 Câu 1: Trong 38 số liệu thống kê ở trên có bao nhiêu giá trị khác nhau? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 2: Tần số của giá trị 7x là BÀI 2. TẦN SỐ. TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 2 XSTK 9 A. 8n B. 7n C. 6n D. 5n Câu 3: Tần số của giá trị nào là lớn nhất? A. 5 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 4: Tần số của giá trị nào nhỏ nhất? A. 10 B. 4 C. 6 D. 9 Câu 5: Giá trị nào là lớn nhất? A. 10 B. 8 C. 12 D. 4 Bài toán 2: Tuổi nghề (đơn vị: năm) của tất cả các 32 giáo viên ở một trường trung học cơ sở được ghi lại như sau: 7 7 10 3 4 4 9 3 3 7 7 12 4 3 12 9 12 9 10 7 7 12 7 10 4 10 10 4 9 7 10 9 Câu 6: Có tất cả bao nhiêu giáo viên? A. 32 B. 26 C. 29 D. 31 Câu 7: Có bao nhiêu giá trị khác nhau? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 8: Giá trị nào là lớn nhất? A. 10 B. 8 C. 12 D. 4 Câu 9: Giá trị nào là nhỏ nhất? A. 3 B. 8 C. 2 D. 4 Câu 10: Tần số của giá trị 7x là A. 8n B. 7n C. 6n D. 5n Câu 11: Tần số của giá trị nào là lớn nhất? A. 5 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 12: Tần số của giá trị nào bằng 6 ? A. 10 B. 4 C. 12 D. 9 Bài toán 3: Trong bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân có hai câu thơ: “Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người”. Mẫu dữ liệu thống kê các chữ cái H; N; G; L lần lượt xuất hiện trong hai câu thơ trên là: H;N; G; N; H; N; G; N; H; H; N; G; L; N; N; H; N; H; N; G. Câu 13: Có tất cả bao nhiêu dữ liệu trong mẫu dữ liệu thống kê trên? A. 20 B. 26 C. 19 D. 17 Câu 14: Có bao nhiêu giá trị khác nhau? A. 4 B. 7 C. 3 D. 9 Câu 15: Tần số của giá trị nào bằng 4 ? A. H B. L C. G D. N Câu 16: Tần số của giá trị nào là lớn nhất? A. H B. L C. G D. N
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 3 XSTK 9 Câu 17: Tần số tương đối của giá trị H là bao nhiêu? A. 35% B. 45% C. 30% D. 20% Câu 18: Tần số tương đối lớn nhất bằng bao nhiêu? A. 35% B. 45% C. 30% D. 20% B. CÁC DẠNG TỰ LUẬN Dạng 1. Lập bảng tần số, tần số tương đối Phương pháp giải 1. Cách lập bảng tần số ở dạng bảng ngang: - Bước 1: Xác định các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu và tìm tần số của mỗi giá trị đó. - Bước 2: Lập bảng gồm 2 dòng và một số cột. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, ta lần lượt ghi: Cột đầu tiên: Tên các giá trị ( x ), tần số ( n ) Cột tiếp theo lần lượt ghi giá trị và tần số của giá trị đó Cột cuối cùng: Cộng Chú ý: Bảng tần số ở dạng bảng dọc được lập bằng cách tương tự như trên. 2. Để lập bảng tần số tương đối ở dạng bảng ngang, ta có thể làm như sau: - Bước 1: Xác định các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu và tìm tần số tương đối của mỗi giá trị đó. - Bước 2: Lập bảng gồm 2 dòng và một số cột. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, ta lần lượt ghi: Cột đầu tiên: Tên các giá trị ( x ), tần số tương đối ( % ) Cột tiếp theo lần lượt ghi giá trị và tần số tương đối của giá trị đó Cột cuối cùng: Cộng, 100 . Chú ý: Bảng tần số ở dạng bảng dọc được lập bằng cách tương tự như trên. Bài 1. Thống kê điểm kiểm tra môn Toán (hay còn gọi là mẫu số liệu thống kê) của 40 học sinh lớp 9A như sau: 5 5 5 7 7 8 8 8 5 8 8 8 6 6 6 6 8 9 5 7 6 6 7 7 6 8 9 9 7 8 8 5 7 7 7 7 6 8 8 9 Lập bảng tần số và tần số tương đối cho dãy dữ liệu trên. Bài 2. Gieo một xúc xắc 32 lần liên tiếp, ghi lại số chấm trên mặt xuất hiện của xúc xắc, ta được mẫu số liệu thống kê như sau: 1 6 4 4 6 6 5 5 4 2 2 3 1 1 4 4 5 1 2 3 3 2 4 4 5 2 3 4 2 6 2 2 Lập bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê đó. Bài 3. Kết quả đánh giá chất lượng bằng điểm của 50 sản phẩm được cho trong bảng sau: Điểm ( x ) 7 8 9 10 Cộng Tần số ( m ) 10 16 20 4 50n Lập bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê đó. Bài 4. Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số số lượng học sinh lớp 9B bình chọn môn học yêu thích nhất: Môn Toán