PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10. ĐỀ VIP 10 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2025 - MÔN HÓA HỌC - ( HT7 ).pdf

ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HOÁ HỌC – ĐỀ SỐ 10 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Diêm tiêu kali được dùng chế tạo thuốc nổ đen (làm mìn phá đá), làm phân bón (cung cấp nguyên tố N và K cho cây trồng) có công thức hoá học là A. KNO3. B. K2CO3. C. KCl. D. K2SO4. Câu 2. Sự thay đổi màu của hoa cẩm tú cầu đã tạo nên vẻ đẹp kì diệu của loài hoa này. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của đất trồng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất pH đất trồng < 7 = 7 > 7 Màu của hoa Lam Trắng sữa Hồng Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm đạm 2 lá (NH4NO3) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu là A. Hồng pha trắng sữa. B. Trắng sữa. C. Hồng. D. Lam. Câu 3. Cao su thiên nhiên được khai thác từ mủ cây cao su. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polymer của isoprene. Cao su thiên nhiên không dẫn điện, không thấm nước và khí, có tính đàn hồi tốt nhưng tính đàn hồi chỉ tồn tại trong một khoảng nhiệt độ hẹp. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân hủy cao su thiên nhiên bởi nhiệt thu được isoprene. B. Lưu hóa cao su sẽ làm tăng tính chất lí hóa của cao su thiên nhiên. C. Thành phần chính của cao su thiên nhiên là polyisopren ở dạng đồng phân cis. D. Cao su thiên nhiên tan tốt được trong nước và trong xăng, dầu. Câu 4. Acid X có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Phần lớn dùng để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2,.. Ngoài ra còn dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm,.. Công thức của X là A. H3PO4. B. H2SO4. C. HNO3. D. HCl. Câu 5. Cho 4 phổ hồng ngoại sau: Mã đề: HT7
Phổ IR nào là phổ của hợp chất có công thức cấu tạo như sau: O A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguồn nước bị ô nhiễm khi hàm lượng các ion NO3 - , PO4 3- và SO4 2- vượt mức cho phép. B. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí. C. Hàm lượng CO2 trong không khí vượt mức cho phép là nguyên nhân gây thủng tầng ozon. D. Nước không bị ô nhiễm là nước giếng khoan chứa các độc tố như arsenic, iron vượt mức cho phép. Câu 7. Chất rắn X hình sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi thông thường. Cho X tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng thu được chất Y cháy nhanh không khói, không tàn, được dùng làm thuốc súng. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và cellulose triacetate. B. cellulose và cellulose triacetate. C. tinh bột và cellulose trinitrate. D. cellulose và cellulose trinitrate. Câu 8. Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4] 2-, [Fe(CO)5] lần lượt là A. 4 và 5. B. 5 và 6. C. 2 và 5. D. 1 và 2 Câu 9. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Người ta có thể xác định hàm lượng ethanol bằng xét nghiệm máu hoặc đo hơi thở bằng máy đo (có chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4) theo phương trình như sau: CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4+ H2O Khi chuẩn độ 25,0 gam huyết tương máu của một người lái xe cần dùng 20,0 mL dung dịch K2Cr2O7 0,010 M. Nồng độ phần trăm ethanol trong 25 gam huyết tương máu của một người lái xe là A. 0,11% B. 0,03% C. 0,05% D. 0.027% Câu 10. Aniline tác dụng với (HNO2 +HCl) ở 0 – 5oC phương trình sau đây: C6H5NH2 + HONO + HCl   o 0 5 C X + 2H2O Chất X có công thức cấu tạo là A. [C6H5N2] +Cl- B. [C6H5NH3] +Cl- C. [C6H5NH2] +Cl- D. [C6H5N2H]+Cl- Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ethyl acetate có công thức phân tử là C4H8O2. B. Methyl acrylate có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2 trong dung dịch. C. Phân tử methyl methacrylate có một liên kết π.
D. Ethyl formate có công thức cấu tạo là HCOOC2H5. Câu 12. Cho dãy các chất sau: saccharose, glucose, fructose, cellulose, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2 Câu 13. Loại thực phẩm không chứa nhiều saccharose là A. đường phèn. B. mật ong. C. đường kính. D. mật mía. Câu 14. Quá trình lưu hoá cao su thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Cắt mạch polymer. B. Tăng mạch polymer. C. Giữ nguyên mạch polymer. D. Phân huỷ polymer. Câu 15. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch X thấy sủi bọt khí và sinh ra kết tủa. Dung dịch X là A. Na2SO4. B. KNO3. C. Ba(HCO)3. D. BaCl2. Câu 16. Cho các phát biểu sau: (a) Tráng Sn lên Fe là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa. (b) Trong quá trình điện phân, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa. (c) Cho mẫu nhỏ Na vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ. (d) Vỏ các loài ốc, sò, hến có chứa CaCO3. (e) Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch nước vôi trong Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng sau (biết (A), (Z) là kim loại, muối (C) có màu xanh, (G) là phi kim): (1) (A) + (B)  (C) + (D) + (E) (2) (D) + (E) + (G)  (B) + (X) (3) BaCl2 + (C)  (Y) + BaSO4 (4) (Z) + (Y)  (T) + (A) (5) (T) + (G)  FeCl3 Tỉ lệ số nguyên tử trong (D) và số nguyên tử trong (Y) là A. 1:2. B. 3:2. C. 3:4. D. 1:1. Câu 18. Điện phân dung dịch copper(II) sulfate bằng cặp điện cực đồng với cường độ dòng điện không đổi. Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự thay đổi khối lượng của anode theo thời gian? A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Sodium carbonate (còn có tên gọi là washing soda) là hợp chất vô cơ có công thức phân tử là Na2CO3. Sodium carbonate khan là chất bột màu trắng, hút ẩm và nóng chảy ở 851 °C, dễ tan trong nước, Ở dưới 32,5 °C, sodium carbonate kết tinh dạng Na2CO3.nH2O. Cho các phát biểu sau về sodium carbonate: a. Sodium carbonate được dùng trong công nghiệp nấu thủy tinh, ngoài ra có thể dùng làm mềm nước cứng.
b. Cho biết ở nhiệt độ 25 0C, hoà tan hết 76,75 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Vậy độ tan của Na2CO3 ở 25 0C là 22 g/100 mL H2O. (làm tròn đáp án phần đơn vị và cho khối lượng riêng của H2O là 1 g/mL). c. Khác với NaHCO3 (baking soda) dùng được trong nhà bếp thì Na2CO3 không dùng trong ăn uống vì có tính ăn mòn cao. d. Cho m gam tinh thể Na2CO3.nH2O tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 5%, thu được kết tủa X và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan. Nồng độ chất tan trong dung dịch Y là 2,7536%. Công thức phân tử của tinh thể trên là Na2CO3.5H2O Câu 2. Poly(vinyl chloride) (PVC) là một chất dẻo có tính cách điện tốt, không thấm nước, bền với acid vì vậy nó được dùng để sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn nước,...Khi đun nóng, PVC mềm ra rồi nóng chảy và khi để nguội nó lại đóng rắn. Hiện nay, trong công nghiệp sản xuất PVC người ta đi từ nguyên liệu là khí ethylene và chlorine. Quy trình sản xuất thực hiện theo sơ đồ khép kín như sau. PVC ClCH2 CH2Cl H2C CH2 Cl2 H2C CH Cl HCl 500 0C + O2 /t0 (1) (2) (3) (4) a. Phản ứng (4) giúp giảm thải khí gây ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. b. Trong cơ chế phản ứng của phản ứng (1) thì giai đoạn đầu hình thành tiểu phân: CH2  CH  . c. PVC thuộc loại polymer nhiệt dẻo và vật liệu làm bằng PVC có thể tái chế. d. Biết chỉ có 1,4% lượng chlorine bị thất thoát vì vậy để sản xuất 1 tấn PVC theo quá trình trên thì cần 576 kg chlorine (làm tròn đến phần nguyên). Câu 3. Xét 3 amino acid sau: glycine, alanine, valine. Cho các phát biểu: a. Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử valine tương ứng là 2 và 1. b. Phân tử khối của alanine là 89. c. Từ ba amino acid: glycine, alanine, valine có thể tạo được tối đa 3 tripeptide chứa ba amino acid khác nhau. d. Dipeptide X (chứa 2 trong 3 gốc α-amino acid trên). Khi phân tích nguyên tố X thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C= 41,10, %H=6,85, %N=19,18; còn lại là oxygen. Công thức cấu tạo của X có thể là Gly-Ala hoặc Ala-Gly. Câu 4. Phèn sắt được sử dụng như là chất keo tụ trong quá trình xử lý nước (nước thải, nước giếng khoan...) do tạo chất kết tủa dạng keo kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước lắng xuống. Phương trình thủy phân ion Fe3+ được biểu diễn đơn giản như sau: Fe3+ + 6H2O phức chất X X phức Y + 3H+ Cho các phát biểu sau: a. Phức chất X là phức bát diện có công thức phân tử là [Fe(OH2)6] 3+ . b. Để bảo quản dung dịch muối FeCl3 trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung dịch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối. c. Dung dịch phèn sắt NH4Fe(SO4)3.12H2O có môi trường base. d. Phức Y có công thức là [Fe(OH)2(H2O)3]. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Câu 1. Cho pin điện hóa được viết theo sơ đồ sau: Sn| Sn2+ 0,35 M || Pb2+ 0,001 M|Pb. Tính suất điện động của pin ở 25 0C. (làm tròn đáp án đến hàng phần trăm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.