PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text B 231.3_THÁNH THẦN THIÊN CHÚA.pdf

THÁNH THẦN THIÊN CHÚA (Lược tóm tác phẩm : L' Esprit Saint de Dieu, của F.X. Durrwell, nhà xuất bản Cerf, in lần 2, 1985) Lm. Đaminh Nguyễn Văn Mạnh Chính trong biến cố Vượt Qua của Đức Giêsu mà Thánh Thần hiện diện và tác động cách quyết liệt và trọn vẹn nhất, và cũng chỉ trong biến cố Vượt Qua của Đức Kitô, trong "Giờ" Vượt Qua ấy mà Chúa Cha tỏ hiện như là Cha Đấng sinh ra Con, Con như là Đấng đã được sinh ra, Thánh Thần như là Đấng mà trong Ngài Cha sinh ra Con, và Con được Cha sinh ra. Vì thế, muốn nhận biết Thánh Thần cũng như muốn nhận được Thánh Thần, phải khởi đi từ biến cố Vượt Qua của Đức Giêsu. Chính trong biến cố Vượt Qua của Đức Giêsu, Thiên Chúa đã biểu lộ tất cả quyền năng khôn tả của Người, tất cả vinh quang, thánh thiện, tình yêu, sự sống phong phú và viên mãn của Người ; qua đó Thần Khí Thiên Chúa cũng biểu lộ như Thần Khí quyền năng, vinh quang, thánh thiện, tình yêu, sự sống. I. THẦN KHÍ CỦA THIÊN CHÚA. A. THẦN KHÍ QUYỀN NĂNG. Bởi Phục Sinh, Đức Giêsu đa õ "được đặt làm Con Thiên Chúa trong quyền năng" (Rm 1, 4 ; 2Cr 13, 4). Quyền năng ấy như được tả trong Ep 1, 17t : "Xin Cha vinh hiển làm cho mắt tâm hồn anh em được rạng sáng, để anh em nhận biết là gì quyền năng cao cả tuyệt vời của Người ., khi Người ra uy sức 1
mạnh của quyền bính Người, quyền năng ấy, Người đã ra uy trong Đức Kitô là đã cho Ngài chỗi dậy từ cõi chết.". Thánh Thần được nhận biết trước tiên như là "quyền năng đã phục sinh Đức Kitô" (Rm 8, 11) ; cũng như trước đây trong quyền năng Thánh Thần, Ngôi Lời đã nhập thể, rồi rao giảng Tin Mừng (Lc 4, 16), làm phép lạ, trừ quỷ (Mt 12, 18). Các Tông Đồ làm chứng cũng nhờ Thần Khí và quyền năng (1Tx 1, 5 ; 1Cr 2, 4). Bởi đó, Thánh Thần là quyền năng , là hành động của Thiên Chúa. Mà "quyền năng" lại là chính tên của Thiên Chúa : "Các ngươi sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng quyền năng" (Mt 26, 64). Thánh Thần, vì thế, là chính Thiên Chúa trong hành động toàn năng của Người. Mọi việc Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu độ, từ tạo dựng, can thiệp trong lịch sử Dân Chúa, nhập thể, phục sinh Đức Kitô ; và ngay cả trong hành động nội tại trong Ba Ngôi khi Cha sinh hạ Con từ đời đời, thì cũng chính trong Thánh Thần mà tất cả được thực hiện, vì Thánh Thần là quyền năng, là hành động của Thiên Chúa. Tuy nhiên trong khi quyền năng nơi con người thường biểu lộ qua sự thống trị, thì nơi đỉnh cao của mầu nhiệm Vượt Qua, quyền năng Thiên Chúa lại biểu dương trong sự yếu đuối tột cùng là cái chết. "Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, quyền năng của Thiên Chúa" (1Cr 1, 24t). Thần Khí là quyền năng, nhưng cũng cần lưu ý hai cách xuất hiện của Ngài : một ở đầu Phúc Âm, khi Thánh Thần rợp bóng trên người nữ tỳ khiêm hạ (Lc 1, 35). Và một ở cuối Phúc Âm, khi Thần Khí xuất hiện dưới biểu tượng nước từ cạnh sườn bị đâm thâu. Thần Khí quyền năng, nhưng lại biểu dương trong sự khiêm hạ và chịu hy tế. 2
B. THẦN KHÍ VINH QUANG. Trong biến cố phục sinh Đức Giêsu, Thiên Chúa đã toả chiếu vinh quang tột cùng của Người ra, đã tôn vinh Đức Kitô đến nỗi làm cho Ngài trở thành Vị Chúa vinh quang (1Cr 2, 8), vị Chúa quyền năng và là Chúa của Thần Khí (2Cr 3, 18). Vinh quang trước kia được biểu tượng qua đám mây dầy đặc bao phủ núi Sinai (Xh 24, 15-17), thì nay lại rợp bóng trên Đức Maria, và nhất là phục sinh Đức Kitô, Ngài phục sinh bởi vinh quang (Rm 6, 4), Ngài phục sinh bởi Thần Khí (Rm 8, 11). Thánh Thần đã phục sinh Đức Kitô trong vinh quang cũng sẽ làm cho các tín hữu xuất hiện vào ngày cánh chung trong một thân xác đầy vinh quang, đầy sức mạnh và thần thiêng (1Cr 15, 43). Yếu tố thứ ba cắt nghĩa hai yếu tố kia : các tín hữu sẽ sống lại trong vinh quang, quyền lực, vì họ sẽ sống lại trong Thần Khí. C. THẦN KHÍ THÁNH THIỆN. Đối với Kinh Thánh, vinh quang, quyền năng, thánh thiện là những ý niệm rất gần gũi nhau : "Thánh, Thánh, Thánh, Chúa tể toàn năng, vinh quang Ngài đầy tràn khắp mặt đất" (Is 6, 3). Thiên Chúa là Đấng Thánh (Hs 11, 9) nghĩa là siêu việt, siêu phàm, mà Thánh Thần chính là sự thánh thiện, sự siêu việt, là "Thần lực từ trên" (Cv 1, 8), đối lại với xác thịt suy tàn. Ai sinh bởi Thần Khí là sinh lại từ trên (Ga 3, 5). Thụ thai bởi Thánh Thần, Đức Giêsu sinh ra là Thánh (Lc 1, 35). Nhất là trong sự phục sinh bởi Thánh Thần, Ngài trở nên người thành toàn, người thiên thai (x. 1 Cr 15, 47-49), thành Thần Khí (Cl 2, 9), "có nơi mình" tất cả sự viên mãn của thần tính. Thế nhưng, trong khi theo nguyên ngữ Dothái, thánh thiện nhấn mạnh sự cách biệt (x.Lv 20, 24-26) 3
Thì Thần Khí vinh quang lại chiếu toả, Thần Khí thánh thiện lại được đổ xuống (Ed 36, 27). Ngài là quyền năng làm Thiên Chúa nhập thể (Lc 1, 35), và trong mầu nhiệm Vượt Qua bởi Thánh Thần, Đức Kitô Phục Sinh được siêu thăng trên các tầng trời lại được sai đến trong thế gian cũng bởi một quyền năng đã siêu thăng Ngài. D. THẦN KHÍ TÌNH YÊU. Thần Khí quyền năng, vinh quang, thánh thiện, nhưng nhất là Thần Khí tình yêu, hiệp thông (Rm 5, 5). Đây là từ cốt yếu khi nói vế Thánh Thần. Đối nghịch với xác thịt, mà quả của nó là hận thù, ghen tương (Ga 5, 19), thì Thánh Thần làm phát sinh những hoa quả đức ái (Ga 5, 22). Không những thế, Thánh Thần còn là "quả" của tình yêu Thiên Chúa hiến ban cho con người. Quả này chín trên cây thập giá, khi Đức Giêsu gục đầu xuống "phó thác Thần Khí" (Ga 19, 30), và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu chảy ra (Ga 19, 34). Ngài được "cho" (Cv 5, 32), được "nhận" (Ga 7, 39). Ngài là "hồng ân" (Cv 2, 38). Ơn Thánh Thần được diễn tả qua công thức đặc biệt : "Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần" (2Cr 13, 13 ; Pl 2, 1). Thánh Thần là Đấng hiệp thông và là Đấng tạo sự hiệp thông. Ngài là sức mạnh làm cho nhiều trở nên một : "Trong một Thần Khí, anh em được thanh tẩy để làm nên một thân thể duy nhất" (1Cr 12, 13). Chính vì Thần Khí là tình yêu, mà mọi phẩm tính của Thiên Chúa đều trở thành nghịch lý. Quyền năng, thường dễ tàn ác dưới bàn tay con người, lại trở thành một sức mạnh hiền hòa, không dính máu bất cứ nạn nhân nào, ngoại trừ máu của chính vị chiến thắng : Chiên Con "lãnh nhận quyền năng" vì cuộc hy tế của Ngài (Kh 5, 12). Quyền năng thần linh lại biểu dương trong sự yếu nhược. Thánh thiện lại đến với tạo thành, lại còn thúc đẩy Thiên Chúa nhập thể. Vinh quang của Thiên Chúa lại là Thiên Chúa trao hiến chính mình cho lợi ích con người, là Người Con sinh hạ và chịu 4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.