PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. ĐỀ VIP 1 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN 2025 - TA1.Image.Marked.pdf

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 1 – TA1 (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Kí ức tháng ba Tháng ba Khi cơn dông đầu mùa sầm sập tới. Cánh đồng chiều, dáng cha gầy, liêu xiêu... liêu xiêu... Tháng ba con rô đồng khát nước, rạch ngược. Dáng cha, cặm cụi, be bờ... Tháng ba Vó tôm thả dọc ngang mặt nước Dáng cha xuôi ngược, đổ dài trong chạng vạng hoàng hôn... Tuổi thơ con lớn khôn. Bắt đầu từ những ngày tháng ba đồng bãi. Trong kí ức tuổi thơ đằm lại, Là dáng cha gầy. Sưởi ấm trái tim con. (Kí ức tháng ba, Hoàng Loan, Văn học và tuổi trẻ, NXB Giáo dục Việt Nam, số tháng 3, 2011, tr.37) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra nhân vật trữ tình trong văn bản. Câu 2. Xác định hình ảnh nhân vật trung tâm xuyên suốt văn bản. Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong văn bản. Câu 4. Nhận xét về cảm xúc của nhân vật trữ tình qua việc xây dựng hai hình tượng sóng đôi tháng ba và dáng cha. Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về những dấu ấn sâu đậm và đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi người. (Trình bày khoảng 5-7 dòng) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận về hình ảnh dáng cha trong bài thơ Kí ức tháng ba Câu 2. (4,0 điểm) Ngạn ngữ Latinh có câu: “Con đường dù dài, cứ đi từng bước rồi cũng đi hết. Con đường dù ngắn, không cất bước thì cũng chẳng đến nơi”. Là một người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ chia sẻ suy nghĩ về lòng kiên trì.
2 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Nhân vật trữ tình: người con. 0,5 2 Hình ảnh trung tâm: dáng cha. 0,5 3 - Những từ láy: sầm sập, liêu xiêu, cặm cụi, chạng vạng. - Tác dụng: + Tạo cách diễn đạt ấn tượng, tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo tính nhạc cho lời thơ. + Khắc sâu hình ảnh dáng cha vất vả, lam lũ, tất bật trước không gian, thời gian tháng ba. + Qua đó, người con thể hiện nỗi niềm thương yêu, trân trọng, biết ơn với cha. 1,0 4 - Cảm xúc của nhân vật trữ tình qua việc xây dựng hai hình tượng sóng đôi tháng ba và dáng cha. + Bài thơ có sự xuất hiện của hai hình ảnh chủ đạo: tháng ba và dáng cha. Cả hai hình ảnh này đều xuất hiện trong kí ức, trong nỗi nhớ niềm thương của nhân vật trữ tình. + Tháng ba về với những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê: cơn dông đầu mùa, cánh đồng, con rô đồng, vó tôm ngang dọc mặt nước. + Dáng cha hiện lên gầy liêu xiêu, cặm cụi be bờ, tất bật ngược xuôi nhưng có thể sưởi ấm trái tim con. - Nhận xét: + Cảm xúc sâu sắc, chân thành xuất phát từ trái tim của một người con luôn yêu quý, kính trọng cha; luôn trân trọng quê hương. + Cảm xúc này giúp người đọc nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa quê hương và con người, giữa kí ức và tâm hồn, để từ đó biết trân trọng quê nhà, trân quý kỉ niệm và gia đình. 1,0 5 Thí sinh viết đoạn văn chia sẻ một dấu ấn sâu đậm trong tâm trí về kí ức tuổi thơ - Hình thức: đoạn văn khoảng 10 dòng. - Nội dung: + Nêu rõ dấu ấn sâu đậm trong tâm trí về kí ức tuổi thơ + Ý nghĩa, giá trị của dấu ấn đó. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận về hình ảnh “dáng cha” trong bài thơ “Kí ức tháng ba” 2,0 1 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25
3 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình ảnh “dáng cha” trong bài thơ “Kí ức tháng ba” 0,25 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: + Hình ảnh dáng cha là một trong hai hình tượng trung tâm của bài thơ được miêu tả qua nỗi niềm thương nhớ của nhân vật trữ tình + Hình ảnh dáng cha được miêu tả với hàng loạt tính từ “gầy, liêu xiêu, cặm cụi,...” trong những công việc nhà nông vất vả đã khắc sâu nỗi vất vả, cực nhọc của cha + Hình ảnh dáng cha luôn là điểm tựa tâm hồn, sưởi ấm cho con trong suốt hành trình cuộc đời. + Qua hình ảnh, người con thể hiện tình yêu thương, trân trọng, biết ơn đối với công lao, sự hi sinh và tình cảm của cha dành cho mình 1.0 d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Ngạn ngữ Latinh có câu: “Con đường dù dài, cứ đi từng bước rồi cũng đi hết. Con đường dù ngắn, không cất bước thì cũng chẳng đến nơi”. Là một người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ chia sẻ suy nghĩ về sự kiên trì. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận xã hội Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ về sự kiên trì, nỗ lực 0,5 2 c. Viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài - Giải thích: Con đường dù dài, cứ đi từng bước rồi cũng đi hết: quá trình hiện thực hóa mục tiêu cá nhân có thể vất vả, gian nan, nhưng nếu kiên trì, nỗ lực thì tất yếu sẽ thành công. Con đường dù ngắn, không cất bước thì cũng chẳng đến nơi: quá trình hiện thực hóa mục tiêu dù có may mắn, thuận lợi đến đâu nhưng nếu không cố gắng từng ngày thì thành công vẫn xa vời. Như vậy, với cách nói đối nghịch, câu ngạn ngữ đưa đến cho mỗi chúng ta bài học sâu sắc: Hãy kiên trì để đạt được mục tiêu của bản thân. Kiên trì là sự nhẫn nại, quyết tâm và nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ mỗi ngày để đạt được mục tiêu cuối cùng mà bản thân đã đề ra - Bàn luận + Cuộc sống luôn đa chiều, phức tạp với rất nhiều những chông gai, thử thách. Những rào cản ấy xuất hiện như một quy luật của cuộc sống mà con người không thể chối bỏ. Kiên trì phấn đấu sẽ là cách để con người bước qua tất cả những chông gai ấy, bởi nói như Thomas Edison: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.”. 2.5
4 + Kiên trì sẽ mang đến cho con người vô vàn những giá trị nhân sinh cao đẹp: . Tạo nguồn năng lượng, nguồn động lực tinh thần to lớn để con người vượt qua và chiến thắng mọi khó khăn thách thức. . Tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý giá để từ đó có thể linh hoạt xử lí trước các tình huống phát sinh. . Tạo cho bản thân điều kiện để nhìn nhận những cơ hội mới, những hi vọng mới từ chính trong những thử thách, những thất bại. . Giúp con người tôi rèn bản lĩnh, ý chí để vững vàng hơn, trưởng thành hơn từ đó rút ngắn con đường chạm tay đến thành công. + Thiếu kiên trì, nhẫn nại, con người sẽ đánh tuột những cơ hội của bản thân, cuộc sống luôn mệt mỏi, hoang mang, bế tắc. - Mở rộng, trao đổi ý kiến, quan niệm trái chiều. + Kiên trì là thái độ sống đẹp, nhân văn. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để mỗi người chạm tay vào thành công và có được hạnh phúc đích thực. + Kiên trì không có nghĩa là mù quáng, lúc nào cũng khăng khăng với quan điểm cá nhân, luôn cho rằng mình đúng, phớt lờ ý kiến của mọi người xung quanh. Kiên trì nhưng phải biết đánh giá đúng tình hình thực tiễn và năng lực bản thân. + Phê phán những người thiếu kiên nhẫn “cả thèm chóng chán”, nhanh chóng gục ngã trước thất bại, thấy khó là bỏ, thấy bại là nản. * Kết bài: Khái quát lại vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.