PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ SỐ 5 - HS.docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Fe = 56. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. C. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 2. Trong công thức cấu tạo của phân tử nitric acid (HNO 3 ) A. có hai liên kết pi (π). B. có một liên kết cộng hoá trị theo kiểu cho - nhận. C. nguyên tố nitrogen hoá trị V. D. nguyên tử nitrogen liên kết trực tiếp với nguyên tử hydrogen. Câu 3. Cho cân bằng hoá học: H 2 (g) + I 2 (g) ⇌ 2HI (g); or298H > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi A. tăng nhiệt độ của hệ. B. giảm nồng độ HI. C. tăng nồng độ H 2 . D. giảm áp suất chung của hệ. Câu 5. Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7? A. NaNO 3 . B. KCl. C. H 2 SO 4 . D. KOH. Câu 6. Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau. C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất rắn. Câu 7. Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở cả dạng đơn chất (chiếm khoảng 78% thể tích không khí) và dạng hợp chất tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng sodium nitrate. Công thức của sodium nitrate là A. Na 2 CO 3 . B. Na 2 SO 4 . C. NaCl. D. NaNO 3 . Câu 8. Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí nào sau đây? A. CO. B. NO. C. SO 2 . D. CO 2 . Câu 9. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: HOCH 2 CH(OH)CHO (1); CH 3 CH 2 COOCH 3 (2); HOCH 2 CH=CHCH 2 OH (3); CH 3 COOCH=CH 2 (4); CH 3 CH=CHCOOH (5); HCOOCH 2 CH 2 CH 3 (6); HOCH 2 CH 2 CH 2 CH=O (7). Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? A. (2) và (6). B. (3) và (7). C. (4) và (5). D. (1) và (2). Câu 10. Vai trò của NH 3 trong phản ứng o t,Pt 3224NH5O4NO6HO là A. chất khử. B. acid. C. chất oxi hóa. D. base. Câu 11. Cách xử lý thủy ngân khi nhiệt kế thủy ngân không may bị vỡ là A. rắc bột sulfur lên thủy ngân rồi gom lại. B. rắc muối ăn lên thủy ngân rồi gom lại. C. rắc đường lên thủy ngân rồi gom lại. D. rắc bột sắt lên thủy ngân rồi gom lại. Mã đề thi: 555
Câu 12. Cho các nguồn phát thải sulfur dioxide: (1) Núi lửa phun trào. (2) Nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch. (3) Các phương tiện giao thông vận tải. (4) Quá trình quang hợp của cây xanh. Những nguồn phát thải sulfur dioxide vào môi trường là A. (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 13. Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ. B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. C. cấu tạo hợp chất hữu cơ. D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ. Câu 14. Ứng dụng quan trọng nhất của sulfuric acid trong công nghiệp là A. sản xuất phân bón. B. luyện kim. C. sản xuất sơn, phẩm màu. D. chế hoá dầu mỏ. Câu 15. Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc tạo thành những hợp chất có công thức chung là A. H 2 SO 3 .nSO 3 . B. H 2 SO 4 . C. H 2 SO 4 .nSO 3 . D. SO 3 . Câu 16. Vanillin có thành phần chính là chiết xuất hạt vani và được tìm thấy trong tự nhiên ở vỏ quả vani Planifolia. Mùi thơm ngọt ngào của nó có thể giúp chúng ta cảm thấy bình tĩnh và thư giãn. Nó được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Kết quả phân tích nguyên tố trong phân từ vanillin cho thấy phần trăm khối lượng carbon, hydrogen lần lượt bằng 63,16% và 5,26%, còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng, xác định được phân từ khối của vanillin bằng 152. Công thức phân tử của vanillin là A. C 8 H 8 O 3 . B. C 8 H 8 O 2 . C. C 4 H 8 O 3 . D. C 10 H 8 O 2 . Câu 17. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây? A. Lọc. B. Chiết. C. Kết tinh. D. Dùng nam châm hút. Câu 18. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ: Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là A. 80. B. 78. C. 76. D. 50. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai khi nói về chất hữu cơ? a. Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. b. Đa số các chất hữu cơ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp, ít tan trong nước. c. Theo thành phần nguyên tố trong phân tử, các hợp chất hữu cơ được phân loại thành hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. d. Các chất methane (CH 4 ), glucose (C 6 H 12 O 6 ), saccharose (C 12 H 22 O 11 ), glycine (C 2 H 5 NO 2 ) và sodium hydrogencarbonate (NaHCO 3 ) đều là chất hữu cơ. Câu 2. Cho hai phương trình hóa học: (1) NH 3 + H 2 O ⇋ NH 4 + + OH – (2) CH 3 COOH + H 2 O ⇋ H 3 O+ + CH 3 COO – a. Theo thuyết brondsted-lowry, nước là chất lưỡng tính. b. Theo thuyết brondsted-lowry, H 3 O + là acid. c. NH 3 là một base mạnh.
d. CH 3 COOH là một acid mạnh. Câu 3. Cho phản ứng sau: Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên trong phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O–H (alcohol) O–H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm –1 ) 3650 – 3200 3300 – 2500 1780 – 1650 a. Có ba hợp chất hữu cơ trong phản ứng trên. b. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3450 cm -1 là phổ của CH 3 CH 2 OH. c. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1750 cm -1 mà không hấp thụ đặc trưng của liên kết O–H là phổ của CH 3 COOH. d. Dựa vào phổ hồng ngoại, không thể phân biệt được các chất hữu cơ có trong phản ứng trên. Câu 4. Cho dãy chuyển hóa dưới đây: FeS 2 (1) SO 2 (2) SO 3 (3) H 2 SO 4 (4) (NH 4 ) 2 SO 4 a. Có ba phản ứng mà nguyên tố sulfur đóng vai trò là chất khử. b. Sản phẩm của phản ứng (4) có thể dùng làm phân bón. c. Có thể phân biệt SO 2 và SO 3 bằng dung dịch BaCl 2 . d. Với 1 tấn FeS 2 ban đầu thì khối lượng (NH 4 ) 2 SO 4 thu được là 377,3 kg. Biết hiệu suất mỗi phản ứng (1), (2), (3) là 70% và của phản ứng (4) là 100%. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Dung dịch sulfuric acid đặc có thể dùng làm khô bao nhiêu khí trong số các khí sau: CO, H 2 , CO 2 , SO 2 , O 2  và NH 3 ? Câu 2. Trong nước thải chứa các chất tan: urea, saccharose, NaCl, Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 HPO 4 , Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Nếu nước thải trên chảy vào vùng nước tù thì có bao nhiêu chất có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng? Câu 3. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: Liệt kê các chất có đồng phân hình học theo dãy số thứ tự tăng dần (123, 24,…). Câu 4. Cho các chất sau: C 2 H 6 O, C 6 H 12 O 6 , C 3 H 7 Cl, C 3 H 6 O 2 , C 5 H 9 NO 4 và C 6 H 6 . Có bao nhiêu chất trong số các chất trên có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất? Câu 5. Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta thực hiện phép chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,10 M. Trong một thí nghiệm, để chuẩn độ 100,0 mL dung dịch HCl đạt đến điểm tương đương cần chính xác 10,0 mL dung dịch NaOH 0,10 M. Xác định pH của dung dịch HCl. Câu 6. Năm 2020, một vụ nổ tại Thủ đô Beirut, Lebanon đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người. Nguyên nhân vụ nổ được cho là do sự phân hủy 2750 tấn ammonium nitrate trên một tàu hàng bỏ hoang theo phương trình hóa học sau: NH 4 NO 3 (s)  N 2 O(g) + 2H 2 O(g) 0 298rH = –36kJ Nhiệt của vụ nổ trên tương đương lượng nhiệt của bao nhiêu tấn thuốc nổ TNT (2,4,6 – trinitrotoluene), biết nhiệt tỏa ra khi 1 kg TNT phát nổ là 1,165 MJ. Biết 1 MJ = 1.10 6 J. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.