PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NEW.docx

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Các đặc trưng của sự sống của các cấp độ tổ chức sống gồm: A. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,… B. chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,… C. chuyển hóa vật chất và năng lượng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,… D. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,… Câu 2. Thế nào là các cấp tổ chức của thế giới sống? A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống. B. Là tập hợp các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống. C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống. D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống. Câu 3. Cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong cấp độ tổ chức sống là gì? A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Tế bào. D. Hợp tử. Câu 4. Trong các cấp độ sau đây, cấp độ nào là lớn nhất? A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan. Câu 5. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan? A. Tim. B. Phổi. C. Lục lạp. D. Não. Câu 6. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan. Câu 7. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là vì chúng A. có cấu tạo phức tạp. B. có cấu tạo đơn giản. C. được cấu tạo bởi nhiều bào quan. D. biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống. Câu 8. Cấp tổ chức sống nào dưới đây bao hàm các cấp tổ chức sống còn lại ? A. Cơ thể B. Tế bào C. Bào quan D. Cơ quan Câu 9. Cấp tổ chức sống nào dưới đây nhỏ hơn tế bào ? A. Cơ thể B. Cơ quan C. Bào quan D. Mô Câu 10. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành: A. Hệ cơ quan B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan Câu 11. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là A. quần thể. B. nhóm quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Câu 12. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là A. quần thể sinh vật. B. cá thể snh vật. C. cá thể và quần thể. D. hệ sinh thái. Câu 13. "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái. Câu 14. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao. Câu 15. Quần xã sinh vật là A. Tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau. B. Tập hợp nhiều quần thể cùng loài. C. Tập hợp các cá thể cùng loài. D. Tập hợp cá thể của hai loài sống ở hai nơi.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của thế giới sống A. Liên tục tiến hoá B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc C. Là một hệ thống kín D. Có khả năng tự điều chỉnh Câu 17. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh? (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.(2) Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững. (3) Liên tục tiến hóa.(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh. (5) Có khả năng cảm ứng và vận động.(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. A. (1), (2), (3). B. (2),( 3), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (2), (6). Câu 18. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định của tổ chức sống là gì? A. Trao đổi chất và năng lượng B. Sinh sản C. Sinh trưởng và phát triển D. Khả năng tự điều chỉnh. Câu 19. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua A. điều chỉnh số lượng loài. B. điều chỉnh số lượng quần xã. C. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. D. điều chỉnh số lượng cá thể mỗi loài. Câu 20. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã thông qua A. điều chỉnh số lượng loài trong quần xã. B. điều chỉnh số lượng quần xã. C. điều chỉnh số lượng quần thể. D. điều chỉnh số lượng cơ quan trong cơ thể Câu 21. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung Câu 22. Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng, tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. Tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới". Ví dụ trên thể hiện A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Hệ thống tự điều chỉnh. C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Hệ thống mở. Câu 23. “Đặc tính mà tổ chức sống cấp trên mà các cấp tổ chức sống cấp dưới không có gọi là A. Tính nổi trội. B. Hệ thống mở. C. Nguyên tắc thứ bậc. D. Nguyên tắc bổ sung Câu 24. Quá trình ở hình bên mô tả đặc điểm nào của tổ chức sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Thế giới tiến hóa liên tục. D. Tương tác với môi trường. Câu 31. Trong các cấp độ tổ chức sống, cấp độ nhỏ nhất là …(1)… và cấp độ lớn nhất là …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – nguyên tử; 2 – quần thể. B. 1 – nguyên tử; 2 – quần xã. C. 1 – phân tử; 2 – quần thể. D. 1 – nguyên tử; 2 – quần xã. Câu 32. Căn cứ chủ yếu để coi …(1)… là đơn vị cơ bản của sự sống là vì chúng biểu hiện đầy đủ các …(2)… của sự sống. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – mô; 2 – cấu trúc. B. 1 – mô; 2 – đặc tính. C. 1 – tế bào; 2 – cấu trúc. D. 1 – tế bào; 2 – đặc tính. Câu 33. Tập hợp nhiều tế bào …(1)… và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – cùng loại; 2 – mô. B. 1 – cùng loại; 2 – cơ quan. C. 1 – khác loại; 2 – mô. D. 1 – khác loại; 2 – cơ quan. Câu 34. Tập hợp các cá thể …(1)…, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – cùng loài; 2 – quần thể. B. 1 – cùng loài; 2 – quần xã. C. 1 – khác loài; 2 – quần thể. D. 1 – khác loài; 2 – quần xã. Câu 35. Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên …(1)… Nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo nên …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – quần xã; 2 – quần thể. B. 1 – quần thể; 2 – quần xã. C. 1 – quần thể; 2 – hệ sinh thái. D. 1 – quần xã; 2 – hệ sinh thái. Câu 36. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua điều chỉnh số lượng …(1)… trong quần thể. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã thông qua điều chỉnh số lượng …(2)… trong quần xã. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – cá thể; 2 – quần thể. B. 1 – cá thể; 2 – loài. C. 1 – loài; 2 – cá thể. D. 1 – loài; 2 – quần thể. Câu 37. Đặc tính nổi trội của tổ chức sống cấp cao hình thành do sự …(1)… giữa các …(2)… cấu thành.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.