Nội dung text NỘI DUNG ÔN THI CUỐI KỲ MÔN TTHCM.docx
Ôn tập cuối kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 + “Tiến thẳng”: từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả những bước quanh co, không phải một bước lên CNXH. + “Không kinh qua chủ nghĩa tư bản”: bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, kế thừa những giá trị về LLSX mà nhân loại đạt được thời kỳ TBCN. 7. Tại sao thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam lại lâu dài, khó khăn? �� Bởi vì: + Đây thực sự là một cuộc cách mạng giữa cái mới và cái cũ toàn diện trên mọi lĩnh vực. + Nhân dân chưa có kinh nghiệm xây dựng một xã hội mới. + Luôn bị các thế lực thù địch tấn công bao vây, cô lập. 8. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? �� Có 2 nhiệm vụ chính: + Xây dựng nền tảng, cơ sở kinh tế - kỹ thuật, văn hoá – xã hội cho chủ nghĩa xã hội. + Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. 9. Điều kiện, nhân tố nào là quyết định đến thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? �� Sự lãnh đạo của Đảng �� cần giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. 10. Tại sao Hồ Chí Minh lại xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu? Bởi vì: + Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi + Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước (truyền thống từ xưa) + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân và tạo ra công ăn, việc làm + Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp; cung cấp hàng hóa cho thương nghiệp. + Đầu tư cho nông nghiệp thì ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh. 11. Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Đúng hay sai, vì sao? �� Sai. Vì Bác Hồ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó ưu tiên Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, song cũng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ôn tập cuối kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 12. Các bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? + Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. + Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ. + Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Lưu ý: đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn là do lịch sử khách quan quy định. 13. Biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất trong xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? �� Đem tài dân, sức dân làm lợi cho dân 14. Tại sao phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng? + Để phục vụ cho mỗi giai đoạn cách mạng có những mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau �� cần có những đường lối khác nhau �� việc đưa ra các đường lối là xây dựng Đảng. + Đảng viên có nhiều mối quan hệ xã hội, có thể bị thái hoá biến chất �� Đảng là một tổ chức bao gồm nhiều Đảng viên, vì vậy việc rèn luyện, giáo dục Đảng viên giữ gìn nhân phẩm, đạo đức tốt đẹp là xây dựng Đảng. + Quyền lực chính trị có tính 2 mặt �� Càng ở chức vị cao thì càng có nhiều quyền lực chính trị trong tay, nếu lạm dụng quyền lực để thực thi những điều xấu (tham nhũng, lạm quyền, hối lộ, quan liêu,...) sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đảng, nhà nước, nhân dân và ngược lại. 15. Nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng? �� Nguyên tắc: tập trung dân chủ. Vì đó là nguyên tắc đặc thù, “sống còn” của Đảng cộng sản và CNXH 16. Tại sao nhà nước dân chủ lại là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân? �� Nhà nước dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân bởi vì: + Thứ nhất, do ĐCS lãnh đạo Nhà nước (Đảng cộng sản do giai cấp công nhân lập ra) - Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương để Nhà nước ban hành pháp luật, Hiến pháp
Ôn tập cuối kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh 4 - Đảng lãnh đạo bằng các hoạt động của các tổ chức, cá nhân đảng viên trong bộ máy nhà nước - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra + Thứ hai, biểu hiện ở định hướng mục tiêu Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước (vì chỉ có giai cấp công nhân có mục tiêu đi lên CNXH) + Thứ ba, thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ (nguyên tắc đặc thù, quan trọng nhất của CNXH). + Thứ tư, lực lượng của Nhà nước đó là liên minh công – nông – tầng lớp trí thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo. 17. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước bằng những phương thức nào? �� Bằng 3 phương thức: + Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương để Nhà nước ban hành pháp luật, Hiến pháp. + Đảng lãnh đạo bằng các hoạt động của các tổ chức, cá nhân Đảng viên trong bộ máy nhà nước. + Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra. 18. Nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà nước dân chủ? Nhân dân có 3 quyền: + Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước + Quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra + Quyền bãi miễn đại biểu nếu các đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. �� Tất cả quyền bính trong nhà nước đều là của nhân dân 19. Luận điểm nào là sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về dân chủ? �� Luận điểm “Dân chủ nghĩa là dân làm chủ và dân vừa là chủ” + Dân là chủ là nói về thân phận, địa vị. + Dân làm chủ là phải có quyền hạn, trách nhiệm để tương xứng với thân phận làm chủ (ra sức trông nom, ý thức lo cho công việc của nhà nước, xem dân như là cha mẹ của mình; có trách nhiệm bảo vệ của chung, tài sản công…)