Nội dung text Bài 2. DẠY THÊM - CTST LỚP 7.docx
YOPO.VN---- DIỄN ĐÀN TÀI LIỆU, GIÁO ÁN, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI... Trang 1 BÀI 2: ÔN TẬP BÀI HỌC CUỘC SỐNG (TRUYỆN NGỤ NGÔN) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) - Ôn tập một số đặc điểm hình thức (nhân vật, cốt truyện, tình huống, ngôi kể, không gian, thời gian...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của truyện ngụ ngôn. - Ôn tập các kiến thức về tiếng Việt để giải quyết các bài tập thực hành về tiếng Việt: Nhận biết công dụng của dấu chấm lửng; Sử dụng dấu chấm lửng để mở rộng câu - Ôn tập cách viết và thực hành viết được một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. 2. Năng lực: + Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo + Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học. 3. Phẩm chất: - Yêu thương bạn bè, người thân - Biết ứng xử đúng mực, nhân văn. - Có ý thức ôn tập nghiêm túc. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU 1.Học liệu: - Tham khảo SGV, SGK, SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, tập 1. - Tài liệu ôn tập bài học. 2. Thiết bị và phương tiện:
YOPO.VN---- DIỄN ĐÀN TÀI LIỆU, GIÁO ÁN, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI... Trang 2 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. - Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh. - Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác... . - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,... D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ BUỔI 1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. 2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ 3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 2 buổi sáng: - Nhóm 1, 2: Nhóm Phóng viên: Yêu cầu: Làm video giới thiệu tác giả và tác phẩm có trong bài học 2, ví dụ: + Truyện ngụ ngôn và những bài học cuộc sống... +Truyện ngụ ngôn Ê-dốp và những câu chuyện điển hình?…. (Có thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà văn với phóng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn). - Nhóm 3, 4: Nhóm Hoạ sĩ (PP phòng tranh) Yêu cầu: + Cách 1: Chọn 1 văn bản và vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của văn bản đó. + Cách 2: Triển lãm phòng tranh các bức tranh vẽ minh hoạ nội dung các văn bản đã học của bài 2. (Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng)
YOPO.VN---- DIỄN ĐÀN TÀI LIỆU, GIÁO ÁN, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI... Trang 3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm. GV khích lệ, động viên. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập: Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt. - GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 2: KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: + Văn bản 1: Những cái nhìn hạn hẹp + Văn bản 2: Những tình huống hiểm nghèo Thực hành đọc hiểu: + Biết người, biết ta + Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Thực hành Tiếng Việt: Công dụng của dấu chấm lửng; sử dụng dấu chấm lửng để mở rộng câu Viết Viết: Một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Nghe Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học Bài 2. 2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
YOPO.VN---- DIỄN ĐÀN TÀI LIỆU, GIÁO ÁN, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI... Trang 4 4. Tổ chức thực hiện hoạt động. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm, - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên Bước 3: Báo cáo sản phẩm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận xét GV nhận xét, chốt kiến thức KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN Câu hỏi: - Hãy liệt kê lại các văn bản đọc hiểu trong bài học 2. - So sánh các đặc điểm của truyện ngụ ngôn với truyện thần thoại, truyện cổ tích. - Một số đặc điểm riêng của truyện ngụ ngôn. - Em hãy nêu những lưu ý khi đọc hiểu một văn bản truyện ngụ ngôn. 1. Một số kiến thức chung về thể loại truyện ngụ ngôn Yếu tố Trong truyền thuyết Trong truyện cổ tích Trong truyện ngụ ngôn Đề tài Sự kiện, nhân vật lịch sử tái hiện qua văn bản Hiện tượng cuộc sống được tái hiện qua văn bản Thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống Nhân vật -Thường có những đặc điểm khác lạ về lai lịch, tài năng, sức mạnh; thường gắn Thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân Có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN