Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 43. NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN - GV.docx
1 BÀI 43. NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN I. NGUYÊN PHÂN 1. Khái niệm nguyên phân – Nguyên phân diễn ra ở tế bào mầm sinh dục và tế bào sinh dưỡng. – Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. – Quá trình nguyên phân diễn ra qua hai giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. + Phân chia nhân diễn ra qua bốn kì, trong đó các NST nhân đôi trước khi bước vào kì đầu. + Phân chia tế bào chất diễn ra đồng thời với kì cuối của phân chia nhân. Hình. Sơ đồ quá trình nguyên phân ở động vật – Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó. Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các thế hệ. – Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng đều trong nguyên phân. Nhờ đó, 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ. 2. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân – Nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. – Nguyên phân đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt chính xác qua các thế hệ tế bào. – Nguyên phân tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc bị tổn thương, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Trong thực tiễn, quá trình nguyên phân là cơ sở tế bào học của các phương pháp nhân giống vô tính. II. GIẢM PHÂN Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Tế bào con
2 1. Khái niệm giảm phân – Giảm phân chỉ diễn ra ở các tế bào sinh dục trưởng thành tạo giao tử. – Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục trong thời kì chín để tạo nên các giao tử, diễn ra gồm hai lần phân bào liên tiếp (gồm giảm phân I và giảm phân II). Từ một tế bào lưỡng bội qua giảm phân hình thành bốn giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. – Sự phân chia tế bào theo cơ chế giảm phân tạo ra các tế bào con khác nhau, có số lượng nhiễm sắc thể (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (2n) + Quá trình nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể chỉ diễn ra ở kì trung gian trước lần phân bào I. Mỗi lần phân bào diễn ra gồm bốn kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. + Ở kì đầu I, các nhiễm sắc thể kép co xoắn, trong mỗi cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng diễn ra quá trình tiếp hợp giữa hai chromatid khác nguồn gốc và có thể xảy ra trao đổi chéo. Kết thúc giảm phân I, hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép được hình thành. Các tế bào này tiếp tục tiến hành lần phân bào II. + Giảm phân II diễn ra nhanh hơn giảm phân I, diễn biến tương tự như quá trình nguyên phân. Kì đầu 1 Kì giữa 1 Kì sau 1 Kì cuối 1 Giảm phân 1 Kì đầu 2 Kì giữa 2 Kì sau 2 Kì cuối 2 Giảm phân 2 Hình. Sơ đồ quá trình giảm phân ở động vật
3 2. Ý nghĩa của quá trình giảm và mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính; ứng dụng của giảm phân trong thực tiễn – Sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính. Cơ thể trưởng thành (2n) (đực hoặc cái) Giao tử đực (n) (từ cơ thể đực) Giảm phân Giao tử cái (n) (từ cơ thể cái) Thụ tinh Hợp tử (2n) Nguyên phân Hình. Mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính – Đồng thời, tạo nên nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Ví dụ: Giống bò thịt cao sản BBB (Blanc Bleu Belge) của Bỉ được lai tạo từ giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn (Pháp); tạo các giống ngô lai (CP 511, CP 311, ...) có năng suất cao, tính chống chịu hạn và sâu bệnh tốt hơn. a) Nuôi cấy mô thực vật giúp nhân số lượng lớn cây có cùng kiểu gene b) Nuôi cấy tế bào phôi tạo ngân hàng tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh ở người c) Thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ chuyên khoa y học hiếm muộn d) Nuôi cấy tế bào ung thư phục vụ nghiên cứu khoa học
4 a) Giảm phân b) Nguyên phân Bảng. So sánh nguyên phân và giảm phân Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín. Gồm 1 lần phân bào. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ ban đầu. Từ một tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu. Bảng. Số NST, chromatid, tâm động của tế bào qua các kì nguyên phân Các kì Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST 2n kép 2n kép 4n đơn 2n đơn Số chromatid 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 4n 2n BÀI TẬP