Nội dung text 1047. De tham khao HSG Nam Dinh nam 2024 - 2025.pdf
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 1 ĐỀ THAM KHẢO HSG 9 NAM ĐỊNH NĂM 2024 - 2025 Bài 1. (2,0 điểm) 1. Nguyên tử hydrogen có 01 hạt proton và 01 hạt electron. Từ các nguyên tử hydrogen trên kết hợp với nhau tạo thành phân tử hydrogen (H2). a) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen. b) Ngoài phân tử hydrogen, người ta còn thấy sự tồn tại của cation H2 + . Hãy cho biết trong phân tử hydrogen và cation H2 + , (được tạo thành từ nguyên tử hydrogen trên) có bao nhiêu hạt electron, proton, neutron? c) Dưới đây là hình ảnh mô tả các khu vực không gian trong cation H2 + : Electron của cation H2 + , chủ yếu tồn tại ở khu vực không gian nào trong hình mô tả trên. Giải thích. d) Mặc dù có sự tồn tại của cation H2 + , nhưng không thấy sự tồn tại của cation 2 H2 + . Giải thích tại sao cation H2 + có thể tồn tại nhưng cation 2 H2 + không thể tồn tại? 2. Khí hydrogen (H2) có thể phản ứng với kim loại calcium (Ca) tạo thành hợp chất ion X. Các ion trong phân tử X đều có lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm. Nguyên tố calcium có số hiệu nguyên tử là 20. a) Vẽ sơ đồ mô tả sự phân bố electron trên các lớp electron của nguyên tử calcium. b) Viết sơ đồ hình thành liên kết ion trong phân tử X từ nguyên tử hydrogen và nguyên tử calcium. c) Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa khí hydrogen với kim loại calcium. Bài 2. (5,0 điểm) 1. Ở điều kiện áp suất khí quyển (1 bar), cho các đơn chất của một số nguyên tố và tính chất của đơn chất như sau: Nguyên tố Đơn chất Nhiệt độ sôi (oC) Nhiệt độ nóng chảy (oC) Khả năng dẫn điện A A1 4200 3697 Dẫn điện tốt A2 4830 3550 Không dẫn điện B B -35 -101 Dẫn điện rất kém C C 2792 660 Dẫn điện tốt D D 58 -7,2 Không dẫn điện E E 357 -39 Dẫn điện tốt A1 và A2 là đơn chất của nguyên tố A. Hãy cho biết các nguyên tố trong bảng trên là nguyên tố kim loại hay phi kim? Ở điều kiện thường, các đơn chất trên ở trạng thái rắn, lỏng hay khí? 2. Kim loại nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống. Kim loại nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) bằng phản ứng điện phân nóng chảy với điện cực là than chì. Phản ứng sử dụng cryolite để làm hạ nhiệt độ nóng chảy của aluminium oxide. a) Viết phương trình phản ứng điện phân.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 2 b) Kim loại nhôm sản xuất theo phương pháp trên phát thải lượng lớn khí carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO) gây ô nhiễm môi trường. Viết phương trình phản ứng tạo thành khí CO và CO2 trong quá trình sản xuất trên. c) Khi tách kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện, có thể thay carbon (C) hay carbon monoxide (CO) bằng kim loại nhôm, tạo thành sản phẩm là kim loại và aluminium oxide. Kim loại chromium (Cr) được sản xuất từ chromium (III) oxide (Cr2O3) theo phương pháp này. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 3. Tiến hành thí nghiệm như sau: Cho miếng bông được tẩm đẫm nước cho vào ống nghiệm. Thêm tiếp miếng kim loại kẽm (Zn) vào ống nghiệm rồi lắp các dụng cụ được biểu diễn như hình dưới đây: Sau khi đun nóng ống nghiệm thấy có sinh ra khí X và miếng kẽm biến đổi thành chất rắn Y màu trắng. a) Từ thí nghiệm cho thấy đặc điểm gì về tính tan trong nước của khí X? b) Hãy cho biết khí X và chất rắn Y màu trắng có công thức hóa học như thế nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. c) Hãy kể tên một kim loại khác thay thế cho kim loại kẽm trong thí nghiệm này. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Bài 3. (4,0 điểm) 1. Có ba dung dịch trong suốt không màu, được kí hiệu là X, Y, Z, mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan trong số các chất sau (không theo thứ tự): barium hydroxide (Ba(OH)2); hydrochloric acid (HCl); barium chloride (BaCl2). Nồng độ chất tan trong ba dung dịch bằng nhau. Cắm đầu dò của máy đo pH vào mỗi dung dịch thu được kết quả như sau: Dung dịch X Y Z pH 1,5 7 12,8 Hãy cho biết mỗi dung dịch X, Y, Z chứa chất tan nào? Giải thích. 2. Dung dịch A chứa chất tan là barium hydroxide (Ba(OH)2) nồng độ xM; dung dịch B chứa chất tan là hydrochloric acid (HCl) nồng độ 1,10 × 10-3 M. Lấy 10,0 mL dung dịch B cho vào cốc thủy tinh, cắm máy đo pH để xác định giá trị pH của dung dịch sản phẩm. Cho dung dịch A vào burette, cho từ từ chậm dung dịch A vào dung dịch B. Thể tích của dung dịch A và giá trị pH của dung dịch sản phẩm ở các thời điểm được ghi lại và dựng thành đồ thị dưới đây:
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính x. c) Một học sinh do không biết sử dụng máy đo pH nên đã dùng chất chỉ thị acid- base methyl da cam để thay thế. Giá trị pH của dung dịch làm methyl da cam chuyển màu như sau: Chất chỉ thị methyl da cam pH < 3,1 màu đỏ 3,1 ≤ pH màu vàng - Chất chỉ thị methyl da cam được cho vào dung dịch B. Cho từ từ dung dịch A vào dung dịch B đến khi dung dịch B chuyển từ màu đỏ sang màu vàng thì dừng lại ngay. Hãy cho biết sử dụng máy đo pH hay sử dụng chất chỉ thị methyl da cam cho kết quả chính xác hơn? Tại sao? - Khi sử dụng chất chỉ thị methyl da cam, kết quả x thu được tăng lên hay giảm đi so với kết quả tính được ở ý b? Giải thích. Bài 4. (6,0 điểm) 1. Hai hợp chất A1 và A2 có công thức cấu tạo khác nhau, cùng công thức phân tử C2H4O. Trong phân tử A1 chỉ chứa các liên kết đơn, trong khi phân tử A2 có chứa liên kết đôi C=O. Viết công thức cấu tạo của A1 và A2. 2. Alkene B (có công thức phân tử: CnH2n) là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất polymer. Khảo sát cho thấy khối lượng mol của B là 56 gam/mol. a) Xác định công thức phân tử của B. b) Viết công thức cấu tạo các alkene thỏa mãn B. c) Khi cho B phản ứng với Br2 thu được sản phẩm B1 (có công thức phân tử là CnH2nBr2). Trong phân tử B1 chỉ chứa một nguyên tử carbon có đặc điểm tạo 4 liên kết đơn với 4 nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) khác nhau. Xác định công thức cấu tạo của B và B1 (không cần giải thích). Viết phương trình phản ứng xảy ra. d) Trùng hợp alkene B thu được polymer P1. Polymer P1 được sử dụng làm đường ống dẫn nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, trùng hợp hỗn hợp alkene B với ethylene thu được polymer P2. Viết phương trình phản ứng trùng hợp alkene B tạo thành polymer P1. Viết công thức cấu tạo một đoạn mạch polymer P2 có chứa đơn vị B và đơn vị ethylene.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 4 3. Viết phương trình phản ứng cho sơ đồ chuyển hóa sau đây: BrH2C CH2Br (1) C2H4 (2) PE (polyethylene) (3) (4) C2H5OH (5) C2H5ONa (6) CO2 Bài 5. (3,0 điểm) 1. Các phản ứng giữa acid mạnh và base mạnh đều là các phản ứng tỏa nhiệt. Ví dụ thực hiện thí nghiệm sau ở nhiệt độ 25°C (nhiệt độ không khí): Hãy cho biết các nhận xét sau đây đúng hay sai? Giải thích. a) Dung dịch sản phẩm thu được sau phản ứng chứa muối có công thức hóa học NaSO4. b) Giá trị T2 < 25. c) Khi giữ nguyên thể tích hai dung dịch, tăng nồng độ của NaOH và H2SO4, lặp lại thí nghiệm trên, khi kết thúc thí nghiệm, nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế là T3 °C. Giá trị T3 < T2. d) Nhiệt truyền từ không khí sang sản phẩm của phản ứng nên nhiệt độ dung dịch sản phẩm tăng lên. 2. Thực hiện phản ứng sau trong dung dịch ở các điều kiện khác nhau: A + B → C + D. Các chất A, B, C, D là các chất tan trong dung dịch. Thí nghiệm 1: ở nhiệt độ 25°C, không có xúc tác. Thí nghiệm 2: ở nhiệt độ 0°C, không có xúc tác. Thí nghiệm 3: ở nhiệt độ 25°C, có mặt chất xúc tác. Thí nghiệm 4: ở nhiệt độ 30°C, có mặt chất xúc tác. Thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng. Nồng độ của chất D trong dung dịch biến đổi theo thời gian ở mỗi thí nghiệm được biểu diễn trong đồ thị sau: Hãy cho biết mỗi đồ thị trên ứng với thí nghiệm nào? Giải thích.