PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 4 (Đề số 3).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 4 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng A. đốt cháy. B. phân hủy. C. trao đổi. D. oxi hóa – khử. Câu 2. Chất oxi hoá là chất A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho proton, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận proton, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 3. Trong hợp chất nào sau đây, oxygen có số oxi hóa dương? A. CO 2 . B. Na 2 O 2 . C. OF 2 . D. H 2 O. Câu 4. Cho các phản ứng hóa học sau: (a) 0 t 32CaCOCaOCO (b) 0 t 42xtCHCH (c) 0 t 32322Al(OH)AlO3HO (d) 0 t 323222NaHCONaCOCOHO Số phản ứng kèm theo sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tử là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 5. Số oxi hóa của magnesium trong MgCl 2  là A. +1.    B. +2.                        C. 0.     D. -2. Câu 6. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây? A. 0 t 2NaClNaCl B. as 22HClHCl C. 0 t 223FeClClFeCl D. 222NaOHClNaClNaClOHO . Câu 7. Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau: NNHNH H HONO O Số oxi hóa của nguyên tử N trong phân tử các chất trên lần lượt là A. 0; -3; -4. B. 0; -3; +5. C. -3; -3; +4. D. 0; -3; +5. Câu 8. Trong phản ứng hoá học: 2Al + 6HCl → 2AlCl 3  + H 2 , mỗi nguyên tử Al đã A. nhận 3 electron. B. nhường 3 electron. C. nhận 2 electron. D. nhường 2 electron. Câu 9. Cho quá trình: 63 Cr3eCr   , quá trình này còn được gọi là A. quá trình oxi hóa.                                        B. quá trình khử.            C. quá trình nhường electron.                                  D. quá trình tự oxi hóa – khử. Câu 10. Trong hóa học vô cơ, phản ứng hóa học nào luôn là phản ứng oxi hóa – khử? A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng trao đổi. C. Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng thế. Câu 11. Dãy gồm các hợp chất mà iron (Fe) chỉ có tính oxi hoá là A. Fe(OH) 2 , FeO. B. FeO, Fe 2 O 3 . C. Fe(NO 3 ) 2 , FeCl 3 . D. Fe 2 O 3 , Fe 2 (SO 4 ) 3 . Câu 12. Copper (II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp)… Copper (II) sulfate có thể điều chế theo phản ứng sau: Mã đề thi: 403
Cu + O 2 + H 2 SO 4 → CuSO 4 + H 2 O Chất nhận electron trong phản ứng trên là A. Cu. B. H 2 SO 4 . C. O 2 . D. CuSO 4 . Câu 13. Potassium permanganate (KMnO 4 ) là một chất oxi hóa mạnh, có tính sát trùng khá mạnh, được dùng trong y tế do mang tới hiệu quả cao trong sát khuẩn vết thương. Số oxi hóa của manganese trong KMnO 4 là A. +2. B. +3. C. +5. D. +7. Câu 14. Trong quá trình nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hoá - khử? A. Sự cháy. B. Hoà tan vôi sống vào nước. C. Sự han gỉ kim loại. D. Quang hợp cây xanh. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất khử là chất nhận electron. B. Chất khử là chất có số oxi hóa giảm. C. Quá trình oxi hoá là trình nhận electron. D. Chất bị khử là chất nhận eletron. Câu 16. Sục khí SO 2 vào dung dịch KMnO 4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là MnSO 4 , H 2 SO 4 và H 2 O). Nguyên nhân là do A. SO 2 đã oxi hóa KMnO 4 thành MnO 2 . B. SO 2 đã khử KMnO 4 thành Mn 2+ . C. KMnO 4 đã khử SO 2 thành S +6 . D. H 2 O đã oxi hóa KMnO 4 thành Mn 2+ . Câu 17. Cho phương trình hoá học: P + H 2 SO 4 → H 3 PO 4 + SO 2 + H 2 O. Hệ số của chất oxi hoá và chất khử lần lượt là A. 5 và 2. B. 2 và 5. C. 7 và 9. D. 7 và 7. Câu 18. Cho phương trình sau: 22323S6KOH2KSKSO3HO . Trong phản ứng nàu, tỉ lệ giữa số nguyên tử sulfur bị oxi hóa và số nguyên tử sulfur bị khử là A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 8. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều bằng 0. b. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0. c. Trong tất cả các hợp chất, kim loại kiềm luôn có số oxi hóa bằng +1. d. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa bằng -2. Câu 2. Phản ứng cháy là phản ứng oxi hoá – khử xảy ra ở nhiệt độ cao giữa chất cháy và chất oxi hoá. a. Trong phản ứng cháy, chất cháy thường là nhiên liệu (than đá, khí thiên nhiên, xăng, dầu …). b. Sự cháy kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng, tạo ra nhiệt lượng đủ để duy trì sự cháy. c. Trong phản ứng cháy, chất oxi hóa thường hydrogen. d. Phản ứng oxi hoá – khử xảy ra khi đốt cháy carbon trong than đá và butane (C 4 H 10 ) là: C + O 2 0t CO 2 C 4 H 10 + 6O 2 0t 4CO 2 + 5H 2 O Câu 3. Trên thế giới, zinc (kẽm) được sản xuất chủ yếu từ quặng zinc blende có thành phần chính là ZnS. Sơ đồ điều chế như sau: (1) ZnS + O 2 0t ZnO + SO 2 (2) ZnO + C 0t Zn + CO a. Có 1 phản ứng oxi hoá – khử trong sơ đồ trên. b. Trong phản ứng (2), C đóng vai trò là chất khử. c. Trong phản ứng (1), hệ số nguyên và tối giản của chất oxi hoá là 3. d. Từ 40 tấn quặng blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) có thể điều chế được tối đa 20,2 tấn kẽm. Biết hiệu suất cả quá trình điều chế đạt 90%.
Câu 4. Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), … Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản xuất bằng 2 cách: - Cách 1: Ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí: (1) 2Cu + O 2 + 2H 2 SO 4 (loãng) 0t 2CuSO 4 + 2H 2 O - Cách 2: Cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng: (2) Cu + 2H 2 SO 4 (đặc) 0t CuSO 4 + SO 2 ↑ + 2H 2 O a. Trong hai cách trên, cách 1 sử dụng ít sulfuric acid hơn. b. Trong hai cách trên, cách 2 ít gây ô nhiễm môi trường hơn. c. Trong phản ứng (2): Cu là chất oxi hoá, H 2 SO 4 là chất khử. d. Trong cả hai phản ứng trên, mỗi nguyên tử Cu nhường 2 electron. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố C trong phân tử CH 3 CH 2 OH là bao nhiêu? Câu 2. Thực hiện các phản ứng hóa học sau: (1) S + O 2 0t  SO 2 ; (2) Hg + S  HgS; (3) H 2 + S 0t  H 2 S; (4) S + 3F 2 0t SF 6 . Liệt kê các phản ứng mà sulfur (S) đóng vai trò chất oxi hóa theo dãy số thứ tự tăng dần (Ví dụ: 1234, 24,…). Câu 3. Cho 4 phương trình phản ứng: (1) 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 ↑ (2)  CO 2   +  Ca(OH) 2 → CaCO 3 ↓ +  H 2 O (3) 2KClO 3  → 2KCl + 3O 2 (4) Fe 3 O 4 + 4CO → 3Fe + 4CO 2 Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? Câu 4. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS 2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe 2 O 3 và SO 2 thì một phân tử CuFeS 2 sẽ nhường bao nhiêu electron? Câu 5. Ion Ca 2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC 2 O 4 ) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium penmanganate (KMnO 4 ) trong môi trường acid theo phản ứng sau: CaC 2 O 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 → CaSO 4 + K 2 SO 4 + MnSO 4 + CO 2 + H 2 O Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch KMnO 4 4,88.10 -4 M. Nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca 2+ /100 mL máu. Câu 6. Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng (dư), sau phản ứng thu được 7,437 lít khí NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 4 - LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 10 D 2 D 11 D 3 C 12 C 4 D 13 D 5 B 14 B 6 D 15 D 7 B 16 B 8 B 17 B 9 B 18 B Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a S b S b Đ c Đ c Đ d S d S 2 a Đ 4 a Đ b Đ b S c S c S d S d Đ Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 -2 4 13 2 23 5 10 3 3 6 49,1

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.