Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - HS.Image.Marked.pdf
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là A. thường biến. B. mức phản ứng của kiểu gene. C. biến dị cá thể. D. biến dị tổ hợp. Câu 2. Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gene tương ứng với các môi trường khác nhau là A. thường biến. B. mức phản ứng của kiểu gene. C. biến dị cá thể. D. biến dị tổ hợp. Câu 3. Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) với sắc hoa thay đổi liên tục (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm) gọi là A. thường biến. B. mức phản ứng của kiểu gene. C. biến dị cá thể. D. biến dị tổ hợp. Câu 4. Hình vẽ mô tả chiều cao cây của các dòng có thi (Achillea millefolium L.) khi được trống ở các độ cao khác nhau, hiện tượng này là A. thường biến. B. mức phản ứng của kiểu gene. C. biến dị cá thể. D. biến dị tổ hợp. Câu 5. Ở dê, gen A nằm trên NST thường quy định có râu, gen a quy định không râu, kiểu gen Aa biểu hiện có râu ở dê đực và không râu ở dê cái. Phép lai nào sau đây cho tất cả các con cái đều không râu? A. Aa × aa. B. Aa × Aa. C. AA × AA. D. AA × Aa. Câu 6. Trong một cơ thể đa bào, các tế bào đều chứa hệ gene giống nhau và sự biểu hiện gene ở các tế bào là .........(1)......Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – như nhau. B. (1) – tương đương nhau. C. (1) – giống nhau. D. (1) – khác nhau. Câu 7. Sự khác biệt giữa màu sắc lông giữa phần thân và những phần đầu mút của cơ thể thỏ himalaya là do các tế bào ở những phần đầu mút có nhiệt độ .........(1)....... so với nhiệt độ của tế bào nhiệt độ tế bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp .........(2)....... làm cho lông có màu.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – cao; (2) – sắc tố. B. (1) – thấp; (2) – sắc tố. C. (1) – tương đương; (2) – sắc tố. D. (1) – thấp; (2) – kiểu hình.
Câu 8. Ở thỏ himalaya, .......(1)...... môi trường là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – nhiệt độ. B. (1) – ánh sáng. C. (1) – độ ẩm. D. (1) – lượng mưa. Câu 9. Yếu tố chính ảnh hưởng đến các cây cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng khi trồng trong đất lại cho màu hoa khác nhau là A. các chất vô cơ. B. các chất hữu cơ. C. độ pH. D. độ ẩm. Câu 10. Ở hoa anh thảo (Primula sinesis), một dòng hoa đỏ có kiểu gene AA được trồng ở nhiệt độ 200C cho màu đỏ, tiến hành cho hoa anh thảo trên tự thụ sau đó đem cây con đi trồng ở nhiệt độ 350C. Cây con sẽ có tỷ lệ kiểu hình là A. 100% hoa đỏ. B. 100% hoa trắng. C. 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng. D. 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng. Câu 11. Ở hoa anh thảo (Primula sinesis), một dòng hoa đỏ có kiểu gene aa được trồng ở nhiệt độ 200C cho màu trắng, tiến hành cho hoa anh thảo trên tự thụ sau đó đem cây con đi trồng ở nhiệt độ 350C. Cây con sẽ có tỷ lệ kiểu hình là A. 100% hoa đỏ. B. 100% hoa trắng. C. 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng. D. 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng. Câu 12. Ở cây hoa liên hình, màu hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (RR) trồng ở nhiệt độ 350 C cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20 0 C thì lại cho màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 350 C hay 200 C đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ. B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen. C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen quy định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. D. gen R quy định màu hoa đỏ đã đột biến thành gen r quy định màu hoa trắng. Câu 13. Mức phản ứng của sinh vật do ......(1)... quy định.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – môi trường. B. (1) – kiểu gene. C. (1) – kiểu hình. D. (1) – sinh vật khác. Câu 14. Những gene quy định tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng ........(1)....., hay sự biểu hiện gene chịu ........(2)....... ảnh hưởng của điều kiện môi trường.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – hẹp; (2) – ít. B. (1) – rộng; (2) – ít. C. (1) – hẹp; (2) – nhiều. D. (1) – rộng; (2) – nhiều. Câu 15. Những gene quy định tính trạng số lượng thường có mức phản ứng ........(1)....., hay sự biểu hiện gene chịu ........(2)....... ảnh hưởng của điều kiện môi trường.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – hẹp; (2) – ít. B. (1) – rộng; (2) – ít. C. (1) – hẹp; (2) – nhiều. D. (1) – rộng; (2) – nhiều. Câu 16. Tính trạng đa nhân tố là những tính trạng có mức phản ứng A. hẹp thường do đa gene quy định. B. rộng thường do một gene quy định. C. rộng thường do đa gene quy định. D. hẹp thường do một gene quy định. Câu 17. Ở dê, tính trạng râu xồm do 1 gen gồm 2 alen quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu cho dê đực thuần chủng (AA) có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng (aa) không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm: 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 râu xồm: 1 không râu xồm. Nếu chỉ chọn những con đực râu xồm ở F2 cho tạp giao với các con cái không râu xồm ở F2 thì tỉ lệ dê cái không râu xồm ở đời lai thu được là bao nhiêu? A. 3/4. B. 7/18. C. 5/6. D. 7/8. Câu 18. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ thể hiện tính trạng số lượng là A. tỉ lệ bơ trong sữa bò. B. hàm lượng vitamin A trong quả táo. C. sản lượng cá đánh bắt được trong một năm. D. tỉ lệ chất béo có trong trứng.
Câu 19. Ứng dụng mức phản ứng có thể tìm ra những điều kiện ......(1)...... thích hợp để kiểu gene biểu hiện thành kiểu hình .......(2)....... tạo năng suất cao. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – môi trường; (2) – tối thiểu. B. (1) – ánh sáng; (2) – tối thiểu. C. (1) – độ ẩm; (2) – tối ưu. D. (1) – môi trường; (2) – tối ưu. Câu 20. Để mang lại giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi, người ta thường lựa chọn những giống ................ kết hợp với biện pháp, kĩ thuật chăm sóc thích hợp. Từ/ Cụm từ sai trong trường hợp này là A. cao sản. B. có mức phản ứng hẹp. C. cho số lượng lớn. D. có mức phản ứng rộng. Câu 21. Để tạo được giống có năng suất cao, chất lượng tốt, người ta chọn những cá thể có tính trạng mong muốn dùng làm ........ lai cùng với một cá thể khác. A. mẹ. B. giống. C. bố. D. mẫu so sánh. Câu 22. Sự biến đổi kiểu hình theo môi trường xảy ra theo tính chất A. luôn di truyền cho thế hệ sau. B. đồng loạt, theo hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. C. không theo hướng xác định. D. riêng lẻ, cá thể và không xác định. Câu 23. Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Đem cây P có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 200 C thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 350 C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20 C thì lại ra hoa đỏ. - Thí nghiệm 2: Đem cây P có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 200 C hay 350 C đều ra hoa trắng. - Thí nghiệm 3: Đem cây P và cây P lai với nhau thu được các cây F. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các cây F1 khi trồng ở 35 0C sẽ cho toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 200 C sẽ cho toàn hoa đỏ. B. Các cây F1 khi trồng ở 350 C sẽ có toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 200 C sẽ có 3/4 số cây cho toàn hoa đỏ. C. Các cây F1 khi trồng ở 35 0C sẽ cho toàn hoa đỏ, còn khi trồng ở 200 C sẽ cho toàn hoa trắng. D. Các cây F1 khi trồng ở 35 0C sẽ cho toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 200 C sẽ có 3/4 số hoa trên mỗi cây là hoa đỏ. Câu 24. Ý nghĩa của sự biến đổi kiểu hình theo môi trường là A. giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống. B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gene của sinh vật. C. làm cho cấu trúc NST của cơ thể trở nên hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường sống. D. giúp cho sinh vật tiến hóa để có kiểu hình như nhau ở mọi môi trường. Câu 25. “Giống” ở trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tương ứng với A. năng suất. B. kiểu gene. C. kiểu hình. D. môi trường. Câu 26. Thường biến xảy ra ở cơ thể ........(1)........ và kéo dài đến khi cơ thể đó .......(2)..... Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – trưởng thành; (2) – biến đổi. B. (1) – hợp tử; (2) – chết. C. (1) – bào thai; (2) – tiến hóa. D. (1) – còn non; (2) – chết. Câu 27. Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp? A. Số lượng quả dưa hấu trong một vụ thu hoạch. B. Hàm lượng vitamin A có trong quả gấc. C. Số lượng trứng gà thu được trong một tháng. D. Số lượng hạt trên một bắp ngô Câu 28. Trong mối quan hệ giữa kiểu gene, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất, một giống lúa có kiểu gene AA thu được năng suất trung bình 6,5 – 7,5 tấn/ha/vụ, trong điều kiện kỹ thuật canh tác tốt (trồng đúng mùa vụ, mật độ, bón phân, tưới nước cân đối,...), có thể cho năng suất đạt 10 tấn/ha/vụ thì kiểu hình được hiểu là A. năng suất thu được. B. kiểu gene AA. C. điều kiện kỹ thuật canh tác. D. điệu kiện về môi trường như thiên tai, bão lũ,... Câu 29. Sự biến đổi nào sau đây không thể hiện sự thay đổi mềm dẻo của kiểu hình theo môi trường?
A. Hiện tượng xù lông khi trời rét ở một số loài thú. B. Chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè. C. Lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước. D. Hiện tượng bạch tạng trên da người. Câu 30. Chọn giống là cách thức con người lựa chọn ra những cá thể mang các đặc tính phù hợp với mục tiêu của mình trong số những ...........(1)......... hoặc những ......(2)..... phát sinh tự nhiên.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – thường biến; (2) – đột biến. B. (1) – biến dị tổ hợp; (2) – tính trạng. C. (1) – biến dị tổ hợp; (2) – đột biến. D. (1) – tính trạng; (2) – đột biến. Câu 31. Mục tiêu của chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính là bồi dưỡng, ......(1)........ các đặc tính quý qua các thế hệ nhằm tạo ra giống mang đặc tính .......(2)..... so với giống ban đầu. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – nâng cấp; (2) – tương đương. B. (1) – củng cố; (2) – tương đương. C. (1) – phát triển; (2) – vượt trội. D. (1) – củng cố; (2) – vượt trội. Câu 32. Thứ tự của các bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính theo trình tự là: (1) Thu thập các giống có đặc tính quý. (2) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất. (3) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được. (4) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai. A. (1) – (4) – (3) – (2) B. (1) – (3) – (4) – (2) C. (1) – (2) – (4) – (3) D. (1) – (4) – (2) – (3) Câu 33. Các bước chọn giống được thực hiện theo trình tự là: (1) Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà. (2) Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý. (3) Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ. A. (2) – (3) – (1) B. (1) – (3) – (2) C. (1) – (2) – (3) D. (3) – (2) – (1) Câu 34. Tạo giống là cách thức con người chủ động tạo ra các ..........(1)........ bằng các cho các giống .........(2)...... lai với nhau.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – kiểu hình; (2) – khác nhau. B. (1) – tính trạng; (2) – giống nhau. C. (1) – biến dị; (2) – giống nhau. D. (1) – biến dị; (2) – khác nhau. Câu 35. Ví dụ nào sau đây thể hiện sự chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên? A. Lợn lai giữa lợn móng cái và lợn bản. B. Bò lai sind. C. Gà đông tảo ở Hưng Yên. D. Dòng cá chép VHI. Câu 36. Trong chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên, những biến dị tổ hợp tốt, phù hợp với mục tiêu của con người được tạo ra trong số các biến dị tổ hợp sinh ra từ phép lai nào ? A. Giữa các cá thể của nhiều giống khác nhau. B. Giữa các cá thể của hai giống khác nhau. C. Giữa các cá thể của cùng một giống. D. Các con lai cận huyết hoặc tự thụ. Câu 37. Dựa vào nguồn gene có sẵn trong nước để tạo ra các con lai mang đặc tính quý của hai giống bố, mẹ ban đầu. Thực hiện phép lai: ♂ Lợn bản (sinh trưởng chậm, tỉ lệ nạc cao) x ♀ Lợn móng cái (sinh trường tốt, tỉ lệ nạc thấp). Qua thực hiện chọn con lai, các nhà khoa học sẽ chọn con lai có đặc điểm ra sao ? A. Sinh trưởng tốt, tỉ lệ nạc cao B. Sinh trưởng chậm, tỉ lệ nạc cao C. Sinh trưởng tốt, tỉ lệ nạc thấp D. Sinh trưởng chậm, tỉ lệ nạc thấp Câu 38. Ưu thế lai là A. hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất thấp hơn hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. B. hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu kém hơn hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. C. hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng chậm hơn hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. D. hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.