Nội dung text 1069. De HSG Ninh Binh nam 2024 - 2025.pdf
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 1 ĐỀ HSG 9 NINH BÌNH NĂM 2024 – 2025 PHẦN I: PHẦN KIẾN THỨC CHUNG (3,0 ĐIỂM) Câu 1. Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ, bộ phận chính của kính lúp là A. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. thấu kính phân kì có tiêu cự dài. C. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. D. thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Câu 2. Năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất gọi là A. năng lượng ánh sáng. B. năng lượng nhiệt. C. năng lượng điện. D. thế năng trọng trường. Câu 3. Khí nào sau đây là tác nhân chính gây mưa acid? A. SO2. B. CO2. C. CH4. D. N2. Câu 4. Nhãn cảnh báo nào sau đây thường xuất hiện trên thùng đựng chất nổ? A. B. C. D. Câu 5. Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Mendel đã sử dụng đối tượng nghiên cứu A. ruồi giấm. B. đậu hà lan. C. chuột bạch. D. đậu tương. Câu 6. Cho biết mỗi chữ cái in hoa kí hiệu cho một gene trên nhiễm sắc thể. Hình vẽ bên dưới minh họa cho dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn. PHẦN II: PHÂN MÔN HÓA HỌC (17,0 ĐIỂM) Câu 1. (3,0 điểm) 1.1. Cho sơ đồ biểu diễn sự sắp xếp tất cả các hạt cơ bản trong một phân tử. Điền thông tin (chữ hoặc số) vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn bản dưới đây: “Nguyên tử bên trái chứa ...(a)...neutron. Phân tử chất này cấu tạo từ...(b)... nguyên tố hóa học. Liên kết giữa hai nguyên tử thuộc loại...(c)... Khối lượng của phân tử này là ...(d)...amu.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 Câu 3. (4,0 điểm). 3.1. Quá trình sản xuất gang diễn ra trong lò cao. Nguyên liệu rắn gồm quặng hematite, than cốc, chất tạo xỉ (CaCO3, SiO2) được nạp từ phía trên, không khí nóng được thổi từ phía dưới. a) Viết phương trình hóa học minh họa các phản ứng chính xảy ra trong quá trình luyện gang. b) Để thu được 1 tấn gang chứa 4% carbon theo khối lượng cần bao nhiêu tấn hematite đã làm giàu (chứa 80% Fe2O3). Biết hiệu suất chuyển hóa Fe từ tinh quặng vào gang đạt 80%. 3.2. Phương pháp hụt khối lượng dựa trên việc đo sự thay đổi khối lượng của mẫu kim loại trước và sau khi tiếp xúc với môi trường ăn mòn. Sự giảm khối lượng của mẫu sau khi tiếp xúc với môi trường ăn mòn sẽ cho biết mức độ bị ăn mòn của vật liệu. Cho 300,0 gam mẫu vật liệu là tấm kim loại có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 10 × 10 × 1 (cm) ngâm trong chậu thủy tinh đựng dung dịch acetic acid 1M. Tấm kim loại được kê cao trên 2 miếng kê chịu acid có dạng hình nón. Đậy chậu bằng một tấm nhựa. Sau 30 ngày, lấy mẫu vật liệu ra làm khô và cân được 298,2 gam. a) Tính tốc độ bị ăn mòn của mẫu kim loại theo đơn vị gam/m2 /ngày. Có thể tính gần đúng bằng cách coi như diện tích bề mặt kim loại giảm không đáng kể trong quá trình thí nghiệm. b) Viết phương trình hóa học xảy ra với trường hợp kim loại được sử dụng là tấm Fe và tấm Mg. Cách tính gần đúng ở ý (a) áp dụng cho kim loại nào thì sẽ gây sai số lớn hơn? Giải thích. c) Sơn các mặt bên của tấm kim loại sẽ tránh được sai số ở ý (b) như thế nào? Nêu 2 vai trò của nắp đậy. d) Thay dung dịch CH3COOH 1M bằng dung dịch HCl có cùng pH. Khối lượng vật liệu bị ăn mòn sẽ tăng, giảm hay không đổi (các điều kiện khác giữ nguyên). Giải thích ngắn gọn. 3.3. Cho thí nghiệm mô tả như hình bên: a) Thể tích Cl2 ban đầu là 200mL (1bar, 25°C), sau phản ứng khối lượng dây Fe giảm 0,06 gam. Ước tính tỷ lệ phần trăm khí Cl2 đã phản ứng. b) Hãy giải thích vì sao: - Fe nên cuộn thành hình lò xo? - Cần thêm lớp cát đáy lọ? - Cần đưa nhanh vào bình khi Fe đã nóng đỏ trên đèn cồn.