Nội dung text PHẦN II CÂU HỎI ĐÚNG SAI - CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG NST - GV.docx
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG NST PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về nhiễm sắc thể? Nội dung Đúng Sai a) Thành phần gồm DNA và rRNA. S b) Sợi cơ bản có đường kính 10 nm. Đ c) Có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Đ d) NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gene trên đó. Đ Câu 2. Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc. Đ b) Số lượng NST của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp. Đ c) NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là DNA và protein histone. Đ d) Trong các tế bào NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng (gọi là bộ NST lưỡng bội 2n). S Câu 3. Khi nói về đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Một số trường hợp con đực hoặc cái chỉ có một NST giới tính. Đ b) Hầu hết sinh vật có một cặp NST giới tính và khác nhau ở hai giới. Đ c) Con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX. S d) Trên cặp NST giới tính chứa các gene quy định giới tính và các gene quy định các tính trạng thường. Đ Câu 4. Hình vẽ mô tả cấu trúc của cặp NST tương đồng, phát biểu nào đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) Cấu trúc số (2) mô tả các allele. Đ b) Cấu trúc số (3); (4); (5) mô tả các locus. Đ
c) Cấu trúc (6) giúp các NST dễ dàng phân ly trong quá trình phân bào. Đ d) Hình bên có tất cả 4 chromatide. Đ Câu 5. Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) Trong tế bào soma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n. Đ b) Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài. S c) NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Protein histone và DNA. Đ d) Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. Đ Câu 6. Khi nói về đầu mút của NST, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được nhân đôi. S b) Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I. S c) Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào nhau. Đ d) Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. S Hướng dẫn giải - c đúng. - a sai vì vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được nhân đôi. Nhận định này sai vì trình tự nucleotide bắt đầu quá trình nhân đôi là một trình tự đăc biệt, mà tại đó DNA bắt đầu nhân đôi, vùng đầu mút của NST có chức năng làm ổn định NST, làm bộ NST không bị dính vào nhau, hay nói cách khác vùng đầu mút có chức năng bảo vệ NST. - b sai vì vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I. Nhận định này sai vì trao đổi chéo có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên NST. - d sai vì vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Nhận định này sai vì tâm động mới là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong phân bào. Câu 7. Hình vẽ mô tả bộ NST lưỡng bội ở loài A, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?
Nội dung Đúng Sai a) Loài A là loài người. Đ b) Bộ NST này có tất cả 23 cặp NST tương đồng. S c) Đây là bộ NST ở giới đực. Đ d) Bộ NST này có tất cả 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Đ