Nội dung text A 237_GIAO TRINH GIAO PHU HOC.pdf
Giảng Trình Giáo Phụ Học 37 Xuân Lộc, ngày 27 tháng 12 năm 1999 Lễ Thánh Gioan Tông đồ PHẦN DẪN NHẬP Sự nghiệp của các giáo phụ luôn được đề cao trong suốt lịch sử Giáo hội cho đến ngày nay, đặc biệt kể từ sau công đồng Vaticano II. Xin đan cử một ví dụ: Chúng ta nhận thấy những trích dẫn phong phú về Giáo phụ nơi các thông điệp, diễn văn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Cuốn "Giáo lý của Giáo Hội Công giáo" cũng có những qui chiếu dồi dào nơi các giáo phụ. Giáo hội của thời đại công đồng Vaticano II đề xuất những phong trào canh tân: canh tân phụng vụ, kinh Thánh, truyền giáo, đại kết v.v... Vâng, Giáo hội triền miên khát vọng canh tân để có thể rao giảng và sống đúng sứ điệp Tin mừng của Đức Kitô, thủ lãnh Giáo hội. Sứ điệp này vừa là sự tuyệt hảo song đồng thời cũng khơi dậy sự khởi sắc liên lỉ, bởi lẽ đơn giản vì đó là lời mời gọi sống, nơi từng người ở mọi thời đại. Trong bối cảnh đó, các giáo phụ có chỗ đứng nào và đề cập đến các Ngài với mục đích gì? Khuôn mặt cũng như công trình của các giáo phụ chẳng những không lỗi thời, mà ngược lại đáng là niềm khích lệ, là thứ gia bảo cho cuộc đời đức tin sống động của mỗi Kitô hữu nói riêng. Vì sao? Vì chưng, trong nỗ lực của các Ngài nhằm diễn đạt sự hiểu biết của mình về sứ điệp Tin mừng tuyệt diệu, các giáo phụ đã phải chiến đấu và đã sờ soạng, lần dò để trình bày sứ điệp này cho cộng đoàn của các Ngài cũng như cho thời đại thường là phức tạp mà các Ngài sống. Đó cũng là
Giảng Trình Giáo Phụ Học 39 Trong thực tế, nhiều tác giả được gọi là giáo phụ không hội đủ các điều kiện trên, như trường hợp Tertulianô, Origênô, Eusêbê Cêsarê. Những đóng góp rộng rãi và quan trọng của họ cho Giáo hội đã tạo ra những biệt lệ nói trên. Trong số các giáo phụ, nhiều vị còn mang danh hiệu tiến sĩ Giáo hội, với các điều kiện phải có: a) Công trình siêu việt về giáo lý công giáo. b) Một sự chính thống tuyệt đối. c) Đời sống Thánh thiện. d) Một sự chấp nhận đặc biệt và công khai của Giáo hội. Chúng ta có thể liệt kê danh sách các đại tiến sĩ như sau: a) Phương tây: Ambrôsiô, Âu Cơ Tinh, Giêrôm, Grêgôriô. b) Phương Đông: Basiliô, Grêgoriô Nadiancê, Gioan Kim Khẩu và Athanasiô. Ngoài ra còn có các tiến sĩ nhỏ như: a) Phương Tây: Hilariô, Phêrô Crisôlôgô, Lêo Cả, Isiđôrê. b) Phương Đông: Ephrêm, Cyrillô Giêrusalem, Cyrillô Alexandria, Gioan Đamascênô. Sau này tước hiệu tiến sĩ Giáo hội còn được ban cho nhiều vị khác, và gần nhất là Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu do ĐTC Gioan Phaolô II tôn phong tiến sĩ Hội Thánh 1998. 2. Vài niên biểu đáng lưu ý: