Nội dung text DE KIEM TRA GK1 (SO 1 -5) HOA 12 C1,2,3.DTT-GIAI.pdf
ThS. Dương Thành Tính Bộ 10 đề kiểm tra giữa kỳ 1 hoá học 12 năm 2024 - 2025 1 TRƯỜNG THPT.................. TỔ HÓA HỌC (Đề có 4 trang) ĐỀ 1 ÔN KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh.............................................. Số báo danh: .................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. HH1.2 – Biết Loại dầu nào sau đây không phải là chất béo? A. Dầu lạc (đậu phộng). B. Dầu vừng (mè). C. Dầu dừa. D. Dầu luyn. Câu 2. HH1.1 – Biết Điều chế xà phòng bằng thí nghiệm nào sau đây? A. Cho chất béo tác dụng với acid. B. Cho chất béo tác dụng với dung dịch base C. Cho chất béo tác dụng với muối. D. Cho chất béo tác dụng với ammonia. Câu 3.HH2.1 – vận dụng Cho các phát biểu sau: a) Xà phòng được điều chế từ mỡ lợn là chất giặt rửa tự nhiên. b) Xà phòng có thể được sản xuất từ nguồn hydrocarbon có trong dầu mỏ. c) Nước Javel và baking soda là các chất giặt rửa có nguồn gốc vô cơ. d) Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp Câu 4.HH.14 – Biết Tuyến nội tiết nào sau đây giữ cho nồng độ glucose trong máu ổn định? A. Tuyến yên. B. Tuyến tụy. C. Tuyến thượng thận. D. Tuyến giáp. Câu 5. HH1.1 - Biết Saccharose tham gia phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng với thuốc thử Tollens. B. Phản ứng với nước bromine. C. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. D. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm. Câu 6.HH1.2 – Biết Phân tử cellulose cấu tạo từ các đơn vị nào sau đây? A. α -glucose. B.β-glucose. C. Fructose. D.Galactose. Câu 7.HH2.2 – vận dụng Thí nghiệm: glucose bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch dung dịch ammonia 5%, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết. Dung dịch thu được là thuốc thử Tollens. Bước 3: Thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch glucose 2% lắc đều. Sau đó, ngâm ống nghiệm vào cốc thuỷ
ThS. Dương Thành Tính Bộ 10 đề kiểm tra giữa kỳ 1 hoá học 12 năm 2024 - 2025 2 tinh chứa nước nóng trong vài phút. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là ammonium gluconate. B. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol. C. Sau bước 3, có lớp bạc (silver) kim loại bám trên thành ống nghiệm. D. Trong phản ứng ở bước 3, glucose đóng vai trò là chất khử. Câu 8.HH1.2 – Biết Amine nào sau đây ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng? A. Methylamine. B. Ethylamine. C. Dimethylamine. D. Aniline. Câu 9.HH1.1 – Biết Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học đặc trưng của amino acid? A. Tính oxi hoá mạnh. B. Tính khử mạnh, C. Tính lưỡng tính. D. Tính acid mạnh. Câu 10.HH1.1 – vận dụng Hợp chất H2N-[CH2]4-NH2 (butane-1,4-diamine) và H2N-[CH2]5-NH2 (pentane-1,5-diamine) là 2 amine được tìm thấy trong thịt hỏng, bị phân hủy, gây ra mùi hôi hoặc mùi khó chịu khác. Cho các phát biểu sau: (1) Nên áp dụng biện pháp khử mùi amine rồi tiến hành chế biến bình thường vì loại thực phẩm này vẫn đảm bảo an toàn chế biến. (2) Có thể sử dụng các biện pháp làm giảm hoặc khử mùi hôi, tuy nhiên loại thực phẩm này đã biến chất, không đảm bảo an toàn để chế biến. (3) butane-1,4-diamine và pentane-1,5-diamine là 2 amine đơn chức. (4) Nên sử dụng loại thực phẩm này để chế biến. Số phát biểu đúng ? A. 2 B.1. C. 3. D.4. Câu 11.HH1.1 – biết Protein hình cầu tan được trong nước tạo dung dịch keo như A. fibroin của tơ tằm, mạng nhện... B. Collagen (có ở da, sụn) C. Myosin (có ở cơ bắp). D. Hemoglobin (có ở máu) Câu 12.HH2.1 – Biết Ethyl acetate được viết tắt là EtOAc, được sản xuất ở quy mô khá lớn để làm dung môi, là một loại hoá chất được sử dụng rất nhiều trong nước hoa, trong các loại sơn móng tay, hóa chất này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ethyl acetate có công thức thu gọn nào sau đây? A. CH3COOC2H5 B. CH3COOCH2CH2CH3 C. CH3COOC6H5 D. CH3COOCH=CH2 Câu 13.HH3.1 – Vận dụng Dầu ăn không thể trộn lẫn với nước hoặc giấm hay nước cốt chanh. Tuy nhiên, nếu thêm vào một ít lòng đỏ trứng, chúng sẽ trộn lẫn được với nhau, tạo thành một hỗn hợp gọi là nhũ tương. Lúc này, thêm tiếp một ít gia vị rồi khuấy đều sẽ thu được một loại sốt dùng trong chế biến thực phẩm, giúp tăng hương vị thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng. Cho các phát biểu sau: (a) Lòng đỏ trứng đóng vai trò chất tạo nhũ trong quá trình chế biến. (b) Chất nhũ hoá ở đây ìà lòng đỏ trứng, hoạt động bằng cách làm giảm sức căng bề mặt giữa các phân tử dầu và nước, cho phép chúng trộn lẫn và tạo thành một hỗn hợp ổn định, đồng nhất, gọi là nhũ tương.
ThS. Dương Thành Tính Bộ 10 đề kiểm tra giữa kỳ 1 hoá học 12 năm 2024 - 2025 3 (c) Lòng đỏ trứng được tạo thành từ nước, protein, chất béo và nhiều chất khác, bao gồm lecithin và cholesterol. Lecithin là một loại lipid được tìm thấy với nồng độ cao trong lòng đỏ trứng và là hợp chất mang lại đặc tính nhũ hoá cho lòng đỏ trứng. (d) Lecithin là một hợp chất có đuôi kị nước và một đầu ưa nước, tức “vừa ưa dầu, vừa ưa nước” nên đã mang lại đặc tính nhũ hoá cho lòng đỏ trứng. Nhờ đó, lecithin trở thành một chất nhũ hoá trong chế biến thực phẩm. Như vậy, chất được sử dụng thay thế lòng đỏ trứng ở trên phải có đặc điểm cấu tạo gồm một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài kị nước, tương tự cấu trúc của xà phòng hoặc chất giặt rửa và được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. (e) Hợp chất sau: có khả năng sử dụng làm chất nhũ hoá do có một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài kị nước, tức có đặc tính “vừa ưa dầu, vừa ưa nước”. Số phát biểu đúng ? A. 2 B.3. C. 5. D.4. Câu 14. HH2.1 – Biết Saccharose thường được tìm thấy trong nguyên liệu thực phẩm nào sau đây? A. Khoai tây B. Gạo C. Mía D. Lúa mạch Câu 15.HH2.1 – Hiểu Hàm lượng glucose trong máu người trưởng thành, khỏe mạnh và lúc đói có một lượng nhỏ glucose với nồng độ khoảng ? A. 4,4 – 7,2 mmol/L B. 4,2 – 7,2 mmol/L C. 4,4 – 7,4 mmol/L D. 4,5 – 7,4 mmol/L Câu 16.HH2.1 – Hiểu Trong quá trình sản xuất bia bằng phương pháp lên men sinh học, dưới tác dụng của enzyme sẽ xảy ra quá trình chuyển hoá: X ⎯⎯→ maltose ⎯⎯→ Y X,Y tương ứng là A. tinh bột và fructose. B. cellulose và glucose. C. cellulose và fructose. D. tinh bột và glucose. Câu 17.HH3.2 -Vận dụng . Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau:
ThS. Dương Thành Tính Bộ 10 đề kiểm tra giữa kỳ 1 hoá học 12 năm 2024 - 2025 4 (1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol. (2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của acid béo ra khỏi hỗn hợp. (3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Hướng dẫn giải Bao gồm: 2, 3, 4, 5. (1) Sai vì lớp chất rắn màu trắng nổi lên là muối của axit béo (xà phòng). (2) Đúng. (3) Đúng. (4) Đúng vì mỡ lơn và dầu dừa đều là chất béo. (5) Đúng. Câu 18.HH1.1 – vận dụng Có một số nhận xét về cacbohydrate như sau: (1) Saccharose, tinh bột và cellulose đều có thể bị thủy phân (2) Glucose, fructose, saccharose đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và cellulose là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử cellulose được cấu tạo bởi nhiều gốc β glucose. (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường acid sinh ra fructose. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đường ống thoát nước của bồn rửa chén bát sau khi sử dụng một thời gian có thế bị tắc do chất béo dạng rắn (như glyceryl tristearate (tristearin) có trong mỡ động vật) đọng ở trong đường ống. a. Tristearin là hợp chất triester (HH.1.1 – Biết). b. Để thông tắc, có thể cho một ít NaOH dạng rắn vào đường ống thoát nước. (HH.1.2 – Hiểu). c. Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình thông tắc là (HH2.1 – Biết) (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH ⎯⎯→ 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 d. Nếu dùng 24 g NaOH rắn thì có thể xà phòng hoá tối đa được 179 gam tristearin (HH3.1 – vận dụng) Hướng dẫn giải c. nNaOH = 24 : 40 = 0,6 mol (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH ⎯⎯→ 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 0,2 0,6 mtristearin = 0,2.890 = 178 g Câu 2. a. Glucose và fructose đều là monosaccharide (HH1.2 – Biết) b. Saccharose được tạo thành từ hai phân tử glucose (HH1.1 – Hiểu) c. Thủy phân 10 gam một loại bông thiên nhiên trong dung dịch H2SO4 loãng, t0 sau đó lấy toàn bộ lượng glucose thu được đem phản ứng tráng bạc (silver) thu được 12,96 gam Ag. Hàm lượng cellulose có trong bông đó là 97,4%.(HH2.1 – vận dụng)