PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ- HS.docx

SINH THÁI HỌC CÁ THỂ - PHẦN I PHẦN I - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quần thể là A. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. B. tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. C. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. D. tập hợp các cá thể cùng chi, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. Câu 2. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể? A. Tập hợp cây săng lẻ (Lagerstroemia angustifolia) ở Tương Dương, Tuyên Quang. B. Tập hợp cò trắng (Egretta gaetta) ở Thung Nham, Ninh Bình. C. Tập hợp cây bần chua (Sonneratia caseolaris) sống trong rừng ngập mặn. D. Tập hợp đàn gà tre (Gallus gallus domesticus) nhốt trong lồng ở góc chợ. Câu 3. Cho những nội dung dưới đây, nội dung nào không đúng khi nói về quần thể? A. Quần thể là hệ thống mở, trong đó các cá thể thường xuyên trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản, duy trì sự tồn tại của quần thể. B. Giữa các cá thể trong quần thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng với ngoại cảnh hình thành một cấu trúc hoàn chỉnh. C. Quần thể trong tự nhiên thường có xu hướng tập trung các cá thể tại một khu vực. D. Khi phát tán tới khu vực địa lí mới cá thể không thích nghi sẽ bị đào thải. Câu 4. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 5. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. Câu 6. Ví dụ nào sau đây không phải là tổ chức quần thể? A. Tập hợp các con voi châu phi tại công viên quốc gia. B. Tập hợp các cây tre trong bụi tre đầu làng. C. Tập hợp đàn cá mòi dưới đại dương. D. Tập hợp các con chim trong rừng. Câu 7. “ Cầy Mongoose thay phiên nhau đứng ở vị trí cao để cảnh giới chim săn mồi cho cả đàn an toàn khi kiếm ăn”. Đây là ví dụ về A. quan hệ hỗ trợ. B. ăn thịt đồng loại. C. kí sinh đồng loại. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 8. “Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc”. Đây là ví dụ về


A. sự tranh giành về nguồn sống, con cái để giao phối hoặc nơi ở giữa các cá thể trong quần thể. B. sự tranh giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng giữa các cá thể trong quần thể. C. sự tranh giành về con cái để giao phối giữa các cá thể trong quần thể. D. sự tranh giành về nguồn sống hoặc nơi ở giữa các cá thể trong quần thể. Câu 25. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cạnh tranh giành nguồn sống, cạnh tranh giữa các con đực giành con cái (hoặc ngược lại) là hình thức phổ biến. II. Quan hệ cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. III. Cạnh tranh gay gắt làm quan hệ giữa các cá thể trở nên đối kháng là nguyên nhân chủ yếu gây diễn thế sinh thái. IV. Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và di cư ở động vật làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. A.3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 26. Những trường hợp nào sau đây là do cạnh tranh cùng loài gây ra? I. Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả giảm mật độ cá thể của quần thể. II. Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. III. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau. IV. Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể. V. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng thác nguồn sống của môi trường. A.I, II, III, IV. B. I, II, III, V. C. II, III, IV, V. D. I, III, IV, V. Câu 27. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? I. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. II. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. III. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. IV. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A.4. B. 1. C.3. D. 2. Câu 28. Quan sát hình ảnh mô tả quần thể cây săng lẻ (Lagerstroemia angustifolia) ở Tương Dương, Tuyên Quang (a) và quần thể cò trắng (Egretta garzetta) ở Thung Nham, Ninh Bình (b) Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Số lượng cá thể ở quần thể (a) lớn hơn số lượng cá thể ở quần thể (b). II. Không gian sống quần thể (a) giống quần thể (b)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.