Nội dung text Bài 9. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG THỜI GIAN-GV.docx
BÀI 9. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN I. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG- THỜI GIAN CHO CHUYỂN ĐỘNG THẲNG 1. Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường Ví dụ: Để mô tả hành trình của một canoo, người ta dùng bảng ghi số liệu như sau: Thời điểm 6h00 6h30 7h00 7h30 8h00 Thời gian chuyển động t (h) 0 0,5 1,0 1,5 2,0 Quãng đường s (km) 0 15 30 45 60 Căn cứ vào các thông tin trong bảng chúng ta có thể biết được: - Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6h00 sáng - Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30km 2. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc với nhau tại OO, gọi là hai trục toạ độ. - Trục thẳng đứng OsOs dùng để biểu diễn độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp. - Trục nằm ngang OtOt biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp. Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. - Điểm O là điểm xuất phát. - Lần lượt xác định các điểm còn lại A, B, C, D tương ứng với các quãng đường đi được 15 km, 30 km, 45 km, 60 km.
II. VẬN DỤNG ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG- THỜI GIAN Để tìm các đại lượng liên quan đến chuyển động từ một đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta thực hiện như sau: 1. Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s) Ví dụ: - Để tìm quãng đường s ca nô đi được sau thời gian t = 1,0 h kể từ lúc xuất phát, ta thực hiện như sau: + Bước (1): Chọn điểm ứng với t = 1,0 h trên trục Ot. Từ điểm t = 1,0 h, vẽ đường thẳng song song với trục Os, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B như hình vẽ. + Bước (2): Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt trục Os tại giá trị s = 30 km, đó là quãng đường ca nô đi được sau 1,0 h. - Để xác định thời gian t khi biết trước quãng đường chuyển động s = 30 km của vật trên đồ thị, ta thực hiện như sau: + Bước (1): Chọn điểm ứng với s = 30 km trên trục Os. Từ điểm này, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B.
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Đồ thị quãng đường - thời gian biểu diễn A. sự thay đổi quãng đường theo thời gian của một vật chuyển động. B. sự thay đổi thời gian theo quãng đường của một vật chuyển động. C. sự phụ thuộc của tốc độ theo thời gian của một vật chuyển động. D. sự phụ thuộc của tốc độ theo quãng đường của một vật chuyển động. Câu 2. Trong đồ thị quãng đường – thời gian, hai trục tọa độ A. song song với nhau. B. tạo thành góc 60 o . C. chéo nhau. D. vuông góc với nhau. Câu 3. Cho các câu sau: (1) Nối các điểm thành đường thẳng (2) Xác định các điểm biểu diễn s, tương ứng (3) Lập bảng ghi (4) Vẽ trục tọa độ Sắp xếp các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian hợp lý nhất. A. (3), (2), (4), (1). B. (3), (4), (2), (1). C. (2), (4), (3), (1). D. (4), (3), (2), (1). Câu 4. Khi nói về đồ thị quãng đường – thời gian, phát biểu nào sau đây là sai? A. Đồ thị quãng đường – thời gian có điểm gốc O là điểm khởi hành, khi đó s = 0 và t = 1. B. Trục tung Os biểu thị thời gian. C. Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. D. Trục hoành Ot biểu thị quãng đường. Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 5 đến 10 Thời gian (h) 1 2 3 4 Quãng đường (km) 50 100 150 200 Bảng mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h Câu 5. Quãng đường ô tô đi được trong 2 h đầu là A. 50 km B. 100 km C. 150 km D. 200 km Câu 6. Mỗi giờ ô tô đi được quãng đường là A. 25 km B. 50 km C. 75 km D. 100 km Câu 7. Hình vẽ biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên là