Nội dung text Lớp 11. Đề thi cuối kì 1 (đề số 8) - FORM MỚI.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24, S = 32, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây là quỳ tím hóa xanh? A. Na 2 SO 4 . B. KCl. C. HCl. D. Na 2 CO 3 . Câu 2. Tại sao ammonia tan tốt trong nước? A. Do cấu tạo phân tử hình chóp tam giác. B. Do trên N còn 1 cặp electron chưa liên kết. C. Do tạo được liên kết hydrogen với nước. D. Do ammonia có tính base. Câu 3. Cho Ag tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng, thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là A. N 2 O. B. NO. C. NO 2 . D. N 2 . Câu 4. Oleum có công thức tổng quát là A. H 2 SO 4 .nSO 2 . B. H 2 SO 4 .nH 2 O. C. H 2 SO 4 .nSO 3 . D. H 2 SO 4 đặc. Câu 5. Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur? A. Sản xuất diêm, thuốc nổ. B. Lưu hóa cao su. C. Sản xuất phân bón. D. Sản xuất thuốc trừ sâu. Câu 6. Cho cân bằng hoá học sau: 2SO 2 (k) + O 2 (k) ⇌ 2SO 3 (k); ∆ r H < 0. Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V 2 O 5 , (5) giảm nồng độ SO 3 , (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (4). Câu 7. Số oxi hóa cao nhất có thể có của sulfur trong các hợp chất là A. +6. B. + 8. C. +4. D. +5. Câu 8. Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là A. SO 2 . B. NH 3 . C. O 3 . D. CO 2 . Câu 9. Dãy các chất nào sau đây đều là hợp chất hữu cơ? A. (NH 4 ) 2 CO 3 , CO 2 , CH 4 , C 2 H 6 . B. C 2 H 4 , CH 4 , C 2 H 6 O, C 3 H 9 N. C. CO 2 , K 2 CO 3 , NaHCO 3 , C 2 H 5 Cl. D. NH 4 HCO 3 , CH 3 OH, CH 4 , CCl 4 . Câu 10. Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất X ở hình dưới đây: Chọn phát biểu đúng? A. Peak A là tín hiệu của nhóm OH. Mã đề thi: 888
B. Peak A và peak D cho thấy X là một carboxylic acid. C. Peak B và peak D cho thấy X là một aldehyde. D. Peak C là tín hiệu của nhóm chức C=O. Câu 11. Dùng phương pháp sắc kí để tách X và Y, X ra khỏi cột trước, Y ra sau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X và Y không tan trong pha động. B. Y bị hấp phụ kém hơn X. C. X hoà tan tốt trong dung môi hơn Y. D. X và Y có cùng khả năng hấp phụ và hoà tan. Câu 12. Chọn phát biểu sai khi nói về phương pháp chưng cất? A. Thành phần các chất khi bay hơi khác với thành phần của chúng trong dung dịch. B. Quá trình chưng cất gồm 2 giai đoạn. C. Là phương pháp tách và tinh chế đối với chất lỏng. D. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp sẽ chuyển thành hơi muộn hơn và ít hơn. Câu 13. Cho phổ khối lượng của một hợp chất hữu cơ A như hình vẽ: Hợp chất hữu cơ A có thể là A. CH 2 Cl 2 . B. C 7 H 8 . C. C 4 H 8 O 2 . D. C 4 H 6 O 2 . Câu 14. Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức? A. C 2 H 5 OH và CH 3 -O-C 2 H 5 . B. CH 3 -O-CH 3 và CH 3 CHO. C. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH và CH 3 -CH(OH)-CH 3 . D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 3 và CH 3 -CH 2 -CH=CH 2 . Câu 15. Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn như sau: Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH 2 =CH−CH 2 −CH=CH 2 . B. CH 2 =C=CH 2 . C. CH 2 =CH−CH=CH 2 . D. CH 3 −CH=CH−CH 3 . Câu 16. Cho từng chất: Fe, NaF, NaBr , Fe(OH) 2 , KHCO 3 lần lượt phản ứng với H 2 SO 4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 17. Kết quả phân tích thành phần một muối sulfate cho thấy nguyên tố kim loại M chiếm 28% về khối lượng, còn lại là oxygen và sulfur. Kim loại M là A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ca. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tố carbon và hydrogen luôn có mặt trong hợp chất hữu cơ. (b) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hợp chất hữu cơ. (c) Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. (d) Một hydrocarbon và một hợp chất ion có khối lượng phân tử gần bằng nhau thì hydrocarbon tan trong nước ít hơn và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với hợp chất ion. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hoà tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau.
a. Phương pháp chiết lỏng – rắn thường được áp dụng để ngâm rượu thuốc, phân tích thổ nhưỡng… b. Chiết lỏng – lỏng dùng để tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước. c. Để chiết xuất tinh dầu, người ta thường sử dụng phương pháp chiết và phương pháp kết tinh. d. Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta không dùng phương pháp chiết vì nó không hiệu quả. Câu 2. Học sinh T tiến hành thí nghiệm pha loãng 10 mL dung dịch H 2 SO 4 98,0% (d = 1,84 g/mL) bằng 60 mL H 2 O (d = 1 g/mL) với các dụng cụ và hóa chất sau: a. Khi pha loãng acid, học sinh T rót từ từ nước vào acid và dùng đũa thủy tinh khuấy đều. b. Quá trình pha loãng acid tỏa nhiều nhiệt. c. Nồng độ phần trăm của dung dịch H 2 SO 4 sau khi pha loãng là 25,6%. d. Sulfuric acid đặc dễ gây bỏng khi rơi vào da, nguyên nhân chủ yếu là do nó có tính acid mạnh. Câu 3. Một học sinh nghiên cứu tính chất của hai loại phân bón potassium nitrate và ammonium chloride bằng cách tiến hành thí nghiệm sau: - Bước 1: Cho khoảng 1 g phân bón potassium nitrate vào ống nghiệm (1) và khoảng 1 g phân bón ammonium chloride vào ống nghiệm (2). - Bước 2: Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL nước cất, lắc đều. - Bước 3: Nhỏ 1 mL dung dịch NaOH 20% vào mỗi ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên đèn cồn. - Bước 4: Đưa hai mẩu giấy pH đã tẩm ướt vào miệng mỗi ống nghiệm. a. Kết thúc bước 2, học sinh kết luận potassium nitrate và ammonium chloride là các chất rắn tan tốt trong nước. b. Ở bước 4, khi đưa quỳ tím ẩm lại gần miệng ống nghiệm (2), giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. c. Ở bước 3, khi đun nóng ống nghiệm (1) có tạo sản phẩm khí N 2 . d. Ở bước 3, khi đun nóng ống nghiệm (2) có sinh ra khí mùi khai, xốc. Câu 4. Khói thuốc lá làm tăng khả năng bị ung thư phổi, hoạt chất có độc trong thuốc lá là nicotine. Kết quả phân tích nguyên tố của nicotine cho thành phần phần trăm khối lượng như sau: 74,07%C, 8,65%H, 17,28%N. Phân tử khối của nicotine được xác định thông qua phổ khối lượng thấy có phân tử khối là 162. a. Nicotine thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon. b. Trên phổ khối lượng của nicotine xuất hiện peak ion phân tử [M + ] tại giá trị m/z = 162. c. Công thức đơn giản của nicotine là C 5 H 7 N. d. Công thức phân tử của nicotine trùng với công thức đơn giản nhất. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các phản ứng: (a) S + O 2 ot SO 2 ; (b) S + 3F 2 SF 6 ; (c) Hg + S HgS; (d) H 2 + 1 8 S 8 H 2 S. Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử? Câu 2. Có 4 loại cấu tạo mạch phân tử: (a) mạch hở không phân nhánh, (b) mạch hở phân nhánh; (c) mạch vòng không phân nhánh và (d) mạch vòng phân nhánh. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon có thể liên kết với chính nó hình thành bao nhiêu loại mạch? Câu 3. Cho các chất khí sau: H 2 S, N 2 , NO, NO 2 , O 2 , SO 2 . Có bao nhiêu chất khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí?
Câu 4. Hỗn hợp X gồm N 2 và H 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Nung nóng X trong bình kín (450℃, xúc tác Fe) một thời gian, thu được hỗn hợp khí có số mol giảm 5% so với ban đầu. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH 3 là bao nhiêu phần trăm? Câu 5. Hãy sắp xếp các nội dung sau cho hợp lí trong quá trình hình thành hiện tượng phú dưỡng: (1) Sự phân hủy xác động thực vật bởi vi khuẩn sử dụng nhiều oxygen trong nước gây nên tình trạng thiếu oxygen nghiêm trọng, làm chết cả hệ sinh thái. (2) Ảnh sáng mặt trời bị cản trở làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, gây thiếu oxygen làm cho thực vật và động vật chết. (3) Chất dinh dưỡng giúp thực vật và tảo sống trong nước phát triển ồ ạt. (4) Phân bón và chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sông, ao, hồ, … Liệt kê đáp án theo dãy bốn chữ số (ví dụ: 1234, 3421,...) Câu 6. Khi cháy, sulfur cũng như hợp chất của sulfur tạo khí SO 2 . Khí SO 2 làm mất tím dung dịch thuốc tím theo sơ đồ phản ứng: SO 2 + KMnO 4 + H 2 O ⟶ H 2 SO 4 + MnSO 4 + K 2 SO 4 . Hàm lượng sulfur cho phép trong xăng là dưới 0,30%. Để kiểm tra hàm lượng lưu hùynh trong một loại xăng, người ta đốt cháy hoàn toàn 10,0 gam xăng này, tạo sản phẩm cháy coi như chỉ gồm CO 2 , SO 2 và H 2 O. Thấy lượng sản phẩm cháy này làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan 3,5.10 -4 mol KMnO 4 . Hàm lượng sulfur có trong mẫu xăng trên là bao nhiêu phần trăm? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.