PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 15 - CẤP HUYỆN (1).docx

1 ĐỀ 15 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong số tất cả các kim loại? A. K (potassium) B. Rb (Rubidium) C. Cs (caesium) D. Hg (mercury) Câu 2. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Cho các phát biểu sau: (a) Copper (Cu) được dùng làm lõi dây điện. (b) chromium là kim loại cứng nhất có thể rạch được thủy tinh. (c) Tungsten (W) được dùng làm dây tóc bóng đèn trước khi có đèn led. (d) Tất cả các kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường. (e) Cu, Ag đều không phản ứng với dung dịch HCl, ở điều kiện thường. Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại tăng dần là A. Fe, Cu, K, Mg, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. C. Mg, K, Fe, Cu, Na. D. Zn, Cu, K, Mg. Câu 5. Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Ag + Cu(NO 3 ) 2 . B. Cu + AgNO 3 . C. Zn + Fe(NO 3 ) 2 . D. Fe + Cu(NO 3 ) 2 . Câu 6. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. AlCl 3 . C. AgNO 3 . D. CuSO 4 . Câu 7. Hợp kim là A. vật liệu kim loại có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. B. vật liệu phi kim có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. C. vật liệu kim loại có chứa nhiều nhất hai kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. D. vật liệu phi kim có chứa nhiều nhất hai phi kim cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Câu 8. Inox (thép đặc biệt) khó bị gỉ dùng làm đồ dùng, dụng cụ trong gia đình; chi tiết trong các dụng cụ, thiết bị y tế …là hợp kim chứa những kim loại nào? A. Fe-Cr-Mn. B. Fe-Mg-Cr. C. Fe-Mg-Cu. D. Fe-Zn-Cu. Câu 9. Ở nhiệt độ cao phi kim có thể: A. Tác dụng với nước, oxygen. B. Tác dụng với hydrogen, kim loại, oxygen. C. Tác dụng với kim loại, base. D. Tác dụng với base, oxide base. Câu 10. Nước chlorine là A. Hỗn hợp gồm các chất: Cl 2  và HCl, HClO B. Hợp chất của: Cl 2  và nước, HCl, HClO C. Hỗn hợp gồm các chất: Cl 2  tan trong nước, HCl, HClO D. Hỗn hợp gồm các chất: nước, HCl, HClO Câu 11. Cho các phản ứng sau: (1) C + O 2 ot CO 2
2 (2) CO 2 + C ot CO (3) o t 232FeO+3CO2Fe + 3CO (4) 2ZnS+3O 2 0t 2ZnO + 2SO 2 (5) ZnO + CO 0t Zn + CO (6) o t 32CaCOCaO + CO (7) o t 23CaO + SiOCaSiO Có bao nhiêu phản ứng diễn ra trong quá trình luyện gang ? A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1),(2),(3),(6),(7). C. (2), (3), (4), (5), (6) D. (3),(4),(5),(6),(7) Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 7,437 lít khí thoát ra (ở đkc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan: A. 23,1g B. 36,7g C. 32,6g D. 46,2g 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Một số kim loại thông dụng như nhôm (aluminium), sắt (iron), vàng (gold) có nhiều tính chất hóa học giống và khác nhau. a. Sắt bị hòa tan trong dung dịch HCl còn vàng thì không. b. Nhôm và sắt đều tác dụng được với dung dịch HCl, H2SO4 loãng. c. Nhôm, sắt và vàng đều bền trong không khí và nước. d. Nhôm và sắt đều tác dụng với khí chlorine theo cùng tỉ lệ mol. Hướng dẫn giải Câu 2. Mỗi kim loại khác nhau được tách khỏi quặng của chúng bằng các phương pháp phù hợp. a. Để tách Al ra khỏi Al 2 O 3 (thành phần chính của quăng bauxite) người ta dùng điện phân nóng chảy. b. Để tách Fe ra khỏi Fe 2 O 3 (thành phần chính của quặng hematite) người ra dùng CO hoặc H 2 . c. Để tách Zn ra khỏi ZnS (thành phần chính của quặng sphalerite) người ta dùng O 2 và C. d. Khi điện phân nóng chảy Al 2 O 3 có dùng cryolite để tăng nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 . Hướng dẫn giải Câu 3. Quá trình luyện gang và thép có một số đặc điểm như sau: a. Chất xỉ tạo ra cả trong quá trình luyện gang và thép là CaCO 3 . b. Nguyên liệu sản xuất thép là gang (hoặc thép phế liệu) và khí oxygen. c. Nguyên liệu sản xuất gang là quặng bauxite than cốc, chất tạo xỉ: CaCO 3 , SiO 2 ,... d. Khi luyện thép thì oxygen oxi hóa các tạp chất trong gang thì oxide dạng khí (CO 2 , SO 2 ,..) thoát ra theo khí thải; oxide dạng rắn (SiO 2 , MnO 2 ,..) sẽ tạo xỉ nhẹ, nổi lên trên thép lỏng và được tách ra để thu lấy thép. PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Chọn các chất phù hợp và hoàn thành các phương trình hóa học sau: (1) KMnO 4 t  A 1 + A 2 + O 2  (2) A 1 + HCl (đặc) t  Cl 2  + … + … + … (3) A 2 + HCl (đặc) t  Cl 2  + … + …
3 (4) B 1 + B 2  BaSO 4  + CO 2  + … +… (5) B 1 + BaCl 2  BaSO 4  + … + … (6) B 2 + H 2 SO 4  BaSO 4  + ... + … (7) B 2 + NaOH  B 3  + CO 2  + … 2. Giải thích tại sao: a. Nước đá khô thường được dùng để bảo quản thực phẩm? b. Khí CO 2 không thể dùng để dập tắt đám cháy kim loại như Mg, Al? c. Để AgCl (màu trắng) ngoài ánh sáng, thấy chuyển dần thành chất rắn màu đen. Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa Câu 2. (2,0 điểm). 1. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm, hãy cho biết: a. X, Y có thể là chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa. b. Khí H 2 đã thu được bằng phương pháp gì? Phương pháp này dựa trên tính chất nào của H 2 2. Bằng phương pháp hóa học em hãy tìm cách nhận biết các dung dịch mất nhãn NH 4 HSO 4 , Ba(OH) 2 , BaCl 2 , HCl, NaCl và H 2 SO 4 . Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3. (2,0 điểm). 1. Hoà tan hoàn toàn 7,0 gam kim loại R (chưa rõ hoá trị) vào dung dịch Hydrochloric acid. Khi phản ứng kết thúc thu được 3,1 lít khí H 2 (ở 1 bar, 25 0 C). a. Xác định kim loại R. b. Lấy toàn bộ lượng khí H 2 thu được ở trên cho vào bình kín chứa sẵn 2,975 lít khí oxygen (đkc). Bật tia lửa điện đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp. Tính số phân tử nước thu được. 2. Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H 2 SO 4 19,6% thu được dung dịch B và 7,437 lít H 2 (đkc). Thêm từ từ 420 mL dung dịch Ba(OH) 2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị m. Câu 4. (2,0 điểm). 1. Cho 20,00 gam oxit của kim loại M (hoá trị 2 không đổi) tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 24,50% thu được dung dịch chỉ chứa muối trung hoà có nồng độ 33,33% (dung dịch A). Làm lạnh dung dịch A thấy có 31,25 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hoà còn lại có nồng độ 22,54%. Xác định công thức của chất rắn X. 2. Dẫn 0,6 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO 2 qua than nung đỏ, thu được 0,9 mol hỗn hợp X gồm CO, H 2 và CO 2 . Cho X hấp thụ hết vào 200 mL dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y vào 150 mL dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO 2 (đktc). a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính giá trị của V. Câu 5. (2,0 điểm).
4 1. Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính giá trị của m. 2. Phân bón NPK là hỗn hợp các muối NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 HPO 4 , KCl và một lượng phụ gia không chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Trên các bao bì phân NPK thường có kí hiệu bằng những chữ số nhằm cho biết tỉ lệ khối lượng các thành phần trong phân bón. Thí dụ phân bón NPK 15.11.12 cho biết hàm lượng của N, P 2 O 5 và K 2 O lần lượt là 15%,11% và 12%. Việc bón phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm được chia thành ba thời kì như sau: Thời kì Lượng phân bón Bón thúc ra hoa 0,5 kg phân NPK 10-12-5 / cây Bón đậu quả, ra quả 0,7 kg phân NPK 12-8-2 /cây Bón thúc quả lớn, tăng dương chất cho quả 0,6 kg phân NPK 16-16-16 /cây a. Tính tổng lượng N đã cung cấp cho mỗi cây cà phê trong cả ba thời kì. b. Nguyên tố dinh dưỡng P được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào? Câu 6. (2,0 điểm). 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol Alkane (A). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình Ca(OH) 2 dư người ta thu được 4 gam kết tủa. a. Tìm công thức phân tử của Alkane (A). b. B là đồng đẳng liên tiếp của A. B tác dụng với chlorine khi chiếu có chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1:1. Người ta thu được 4 sản phẩm. Hãy xác định CTCT đúng của (B). 2. Khí thiên nhiên chứa chủ yếu các thành phần chính: methane, ethane và một số thành phần khác. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol methane là 890 kJ, nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol ethane là 1560 kJ. Giả sử, một hộ gia đình Y cần 15.000 kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ dùng hết bình gas chứa 12 kg khí thiên nhiên với tỉ lệ thể tích của methane : ethane là 90 : 10 (thành phần khác không đáng kể) với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 65%)? Câu 7. (2,0 điểm). Chia m gam hỗn hợp khí A gồm 4 hydrocarbon mạch hở thành 2 phần bằng nhau: - Phần I tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch Br 2 0,5M; hỗn hợp khí B thoát ra khỏi dung dịch Br 2 gồm 2 hydrocarbon được đốt cháy hết thu được 6,1975 lít CO 2 (đkc) và 8,1 gam nước. - Để đốt cháy hết phần II cần dùng vừa đủ 15,8656 lít khí O 2 (đkc) thu được 15,84 gam CO 2 . a. Tính giá trị của m. b. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí H 2 và xác định công thức phân tử của 2 hydrocarbon trong B, biết rằng hai chất này có phân tử khối hơn kém nhau 28 amu. c. Xác định công thức phân tử của 2 hydrocarbon đã phản ứng với dung dịch Br 2 , biết chất có phân tử khối lớn hơn chiếm trên 10% về thể tích hỗn hợp. ----- HẾT -----

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.