Nội dung text Chủ đề 9 Một số vấn đề cơ bản của luật quốc tế.doc
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ BÀI 14. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Phần I: Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (10 câu). Câu 1. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật quốc tế? A. Điều chỉnh luật pháp trong một quốc gia cụ thể. B. Thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia. C. Quyết định vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. D. Tạo ra sự đối đầu và xung đột giữa các quốc gia. Câu 2. Pháp luật quốc tế được phát triển thông qua A. quyết định của một quốc gia duy nhất. B. hiệp định và thỏa thuận giữa các quốc gia. C. sự can thiệp của các tổ chức kinh tế quốc tế. D. sự chứng kiến của một tổ chức phi chính phủ. Câu 3. Pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở A. bình đẳng và tự nguyện. B. ý kiến của nước lớn. C. mâu thuẫn và xung đột. D. sự phát triển kinh tế. Câu 4. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh và vì sự phát triển của thế giới thuộc nội dung nào dưới đây của pháp luật quốc tế? A. Vai trò. B. Nguyên tắc. C. Tiêu chuẩn. D. Khái niệm. Câu 5. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật quốc tế là cơ sở A. đảm bảo dân chủ trên thế giới. B. thúc đẩy công bằng trên thế giới. C. quyết định vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. D. giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Câu 6. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thiết lập và phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế là A. thoả thuận quốc tế. B. hiệp định quốc tế. C. công ước quốc tế. D. pháp luật quốc tế. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? A. Bình đẳng về chủ quyền các quốc gia. B. Giải quyết tranh chấp bằng sử dụng quyền lực. C. Hợp tác thiện chí với các quốc gia khác. D. Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. Câu 8. Văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể đó là A. điều ước quốc tế. B. hiệp định quốc tế. C. thoả thuận quốc tế. D. công ước quốc tế. Câu 9. Một trong những cơ sở quan trọng nhất để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế là A. diễn đàn quốc tế. B. tranh chấp quốc tế. C. pháp luật quốc tế. D. định ước quốc tế. Câu 10. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để đảm bảo nhân quyền và sự phát triển chung của thế giới thuộc nội dung nào dưới đây của pháp luật quốc tế? A. Khái niệm. B. Nguyên tắc. C. Tiêu chuẩn. D. Vai trò. Phần II: Câu trắc nghiệm đúng/sai (6 câu). Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:
Tháng 7/1995, sau hành trình dài nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, một sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt diễn ra. Đêm 11/7 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Rạng sáng 12/7 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Quá khứ được gác lại, chương mới trong lịch sử hai nước mở ra. Nền tảng quan trọng cho phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ là sự khẳng định của hai bên về các nguyên tắc cơ bản, như tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. (Nguồn: https://special.nhandan.vn/quan-he-hop-tac-viet-nam-va-hoa-ky/index.html) A. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực hiện đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế khi phát triển quan hệ đối tác toàn diện. Đ B. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa kỳ là kết quả của sự nỗ lực trong quá trình giải quyết xung đột bằng hoà bình. Đ C. Việt Nam không cần bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ bởi món nợ xâm lược trong lịch sử. S D. Phát triển quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam và Hoa kỳ là việc riêng của hai nước, không cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế. S Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau: Công tác pháp luật quốc tế của đất nước ta, trong đó có nhiệm vụ tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc pháp lý quốc tế và bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo pháp luật quốc tế do nhiều cơ quan, tổ chức trong nước thực hiện, trong đó mắt xích đóng vai trò cầu nối giữa pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế thuộc về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp Việt Nam đã tham gia đàm phán một khối lượng lớn các điều ước quốc tế, trong đó có những điều ước có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, như chủ trì đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, các công ước trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; tham gia đàm phán gia nhập WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả FTA thế hệ mới. (Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 2 (Số 385), tháng 7/2023) A. Pháp luật Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào pháp luật quốc tế. S B. Các quy tắc pháp lý quốc tế không đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam. S C. Việt Nam luôn tôn trọng và tích cực góp phần xây dựng các quy tắc pháp lý của pháp luật quốc tế. Đ D. Pháp luật quốc tế không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam. S Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau: Trong hai ngày 1-2/11, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ khóa 78 đã thảo luận về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba”. Tại cuộc họp này, đông đảo các nước và nhóm nước chia sẻ những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua.
Đồng thời, các nước cũng kêu gọi Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố và chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với La Habana. (Nguồn:https://tuyengiao.vn) A. Hành vi thực hiện chính sách cấm vận của Mỹ với Cuba là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Đ B. Các nước kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với La Habana là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. S C. Lệnh cấm vận Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm ở Cuba là hành vi coi thường pháp luật quốc tế. Đ D. Việc làm của Đại hội đồng LHQ trong tình huống này là phù hợp với pháp luật quốc tế. Đ Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau: Cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Palestine được coi là dai dẳng nhất và dễ bùng phát nhất thế giới, bắt nguồn từ sự tranh chấp dải đất nằm giữa bờ Đông Địa Trung Hải và sông Jordan. Trong suốt hơn 100 năm qua, người Palestine đã chịu nhiều mất mát trong công cuộc kháng chiến giành quyền tự quyết và cùng tồn tại với Nhà nước Do Thái, vốn đi xâm chiếm lãnh thổ, trục xuất và chiếm đóng quân sự trên các vùng lãnh thổ của người Palestine. Còn đối với người Do Thái, sự trở lại miền đất của tổ tiên sau nhiều thế kỷ phiêu bạt và bị ngược đãi trên khắp thế giới cũng không mang lại hòa bình và an ninh. Người Do Thái cũng đã phải đối mặt với nhiều cuộc xung đột vũ trang khi các nước láng giềng Arab muốn xóa bỏ mảnh đất Israel trên bản đồ thế giới. (Nguồn: https://www.bienphong.com.vn/cac-cuoc-xung-dot-tranh-chap-lanh-tho-dai-dang-trong-lich-su- the-gioi-post156702.html) A. Cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Palestine đã vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đ B. Việc chiếm đóng quân sự trên các vùng lãnh thổ của người Palestine là không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Đ C. Cộng đồng quốc tế lên tiếng để người Do Thái và người Palestine chấp nhận tiến hành các cuộc đàm phán nhằm giảm bạo lực ở Trung Đông. Đ D. Cộng đồng quốc tế không cần can thiệp vì vấn đề ở Trung Đông là việc riêng của người Do Thái và người Palestine. S Câu 5. Đọc đoạn thông tin sau: Năm 2001, Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước. Điều 26, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servand quy định "mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý". Nguyên tắc này đã được chuyển hoá vào quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên" (Khoản 6 - Điều 3). (Nguồn: Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặng Trung Hà - Vụ PLQT) A. Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước là một trong những minh chứng thể hiện lập trường của Việt nam đối với việc nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế. Đ
B. Việc này sẽ tạo ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế. Đ C. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đ D. Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có giá trị pháp lý ưu tiên hơn so với pháp luật trong nước. Đ Câu 6. Đánh giá Đúng – Sai cho các ý kiến dưới đây? A. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên. Đ B. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Đ C. Pháp luật quốc tế quy định cả các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau. Đ D. Pháp luật quốc tế bao gồm chủ yếu là các điều ước quốc tế đa phương và song phương, ở phạm vi toàn cầu và khu vực Đ PHẦN III: Câu hỏi trả lời ngắn (4 câu). Câu 1. Năm 1945, tổ chức này ra đời phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển sau những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Đó là tổ chức nào? Đáp án: Liên Hợp Quốc (United Nations). Câu 2. Ủy ban chuyên môn được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập theo Nghị quyết A/RES/174(II) năm 1947 - nhằm mục tiêu "thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc tế và pháp điển hóa của nó? Đáp án: Uỷ ban Luật pháp quốc tế (International Law Commission). Câu 3. Cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc - có nhiệm vụ xét xử các vụ kiện giữa các nước và tư vấn pháp lý về các vấn đề luật quốc tế. Đáp án: Tòa án Quốc tế hay còn gọi là Toà án Công lý Quốc tế hoặc còn tên khác là Tòa án quốc tế La Hay (International Court of Justice). Câu 4. Một tòa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng , tội ác chống lại loài người , tội ác chiến tranh , và tội ác xâm lược. Sự thành lập tòa án này cấu thành cải cách quan trọng nhất của luật pháp quốc tế từ năm 1945. Đáp án: Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court). BÀI 15. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA Phần I: Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (15 câu). Câu 1. Hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ chính trị , văn hóa , xã hội , khoa học kỹ thuật ... nảy sinh giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau được gọi là