Nội dung text 7. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Liên trường Nghệ An - có lời giải.docx
Trang 1 TRƯỜNG THPT LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Một trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm không thành công trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) là A. kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI. B. kháng chiến chống quân Thanh thế kỉ XVIII. C. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX. D. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X. Câu 2: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ sau tháng 4 – 1975 đến nay có điểm khác biệt nổi bật nào sau đây so với các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975)? A. Đối mặt với sự chia rẽ nội bộ và nguy cơ mất độc lập từ các cường quốc lớn. B. Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. C. Được tiến hành trong điều kiện đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ. D. Chủ yếu dựa vào lực lượng quân sự và chiến tranh chính quy toàn dân. Câu 3: Trật tự thế giới hai cực I – an – ta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào sau đây? A. Liên Xô và Anh. B. Liên Xô và Mỹ. C. Mỹ và Anh. D. Nga và Mỹ. Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978)? A. Khẳng định sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Trung Quốc trở thành cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong xu thế đa cực. C. Khẳng định tính tất yếu trong xu thế phát triển chung của thế giới. D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Câu 5: Sự kiện nào sau đây chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của chế độ quân chủ ở Việt Nam? A. Giành chính quyền ở Huế (23/8/1945). B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). C. Giành chính quyền ở Sài Gòn (25/8/1945). D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30/8/1945). Câu 6: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946 – 1950 của quân dân Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây? A. Làm thất bại ý chí xâm lược của Pháp. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự của Pháp. D. Quyết định tới thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
Trang 2 Câu 7: Thắng lợi của sự kiện nào sau đây thành lập Chính quyền Xô viết trên toàn nước Nga rộng lớn? A. Cách mạng tháng Hai. B. Cách mạng tháng Tư. C. Cách mạng tháng Mười. D. Cách mạng tháng Tám. Câu 8: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch A. Biên giới thu – đông. B. Huế - Đà Nẵng. C. Hồ Chí Minh. D. Điện Biên Phủ. Câu 9: Ngày 16, 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào đã quyết định thành lập A. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. C. căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng. D. Việt Nam độc lập đồng minh. Câu 10: Nội dung nào sau đây là bài học xuyên suốt từ các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chống Mỹ (1954 – 1975) và bảo vệ Tổ quốc (1975 – 1979) của nhân dân Việt Nam được vận dụng vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? A. Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để vượt qua khó khăn. B. Đấu tranh giành thắng lợi từng bước để giải quyết vấn đề giai cấp. C. Xây dựng thế trận lòng dân, giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ. D. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong mọi hoàn cảnh. Câu 11: Trong những năm 1969 – 1973, Mỹ thực hiện chiến lược nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đơn phương. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Việt Nam hoá chiến tranh. Câu 12: Ba nước Đông Dương gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh nào sau đây? A. “Vấn đề Cam – pu – chia” chưa được giải quyết. B. Chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng. C. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây tiếp tục diễn ra. D. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Câu 13: Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã tạo ra thời cơ nào sau đây? A. Tạo sức mạnh tập thể xử lý các vấn đề an ninh. B. Nâng cao năng lực và hiệu quả nguồn nhân lực. C. Có cơ hội thực hiện các chuẩn mực cao về văn hoá. D. Sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường tiêu thụ hàng hoá. Câu 14: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc trên thế giới mong muốn và ủng hộ xu thế nào sau đây? A. Hoà hoãn và cạnh tranh. B. Mở rộng liên kết khi vực. C. Thoả hiệp, giảm kiềm chế. D. Đối thoại, hợp tác. Câu 15: Liên hợp quốc được thành lập (1945) có vai trò nào sau đây?
Trang 4 C. Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ. D. Thực dân Pháp, phát xít Nhật. Câu 23: Trong những năm 1975 – 1978, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. Khởi nghĩa giành chính quyền. B. Tiến hành đổi mới đất nước. C. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. D. Kháng chiến chống phát xít Nhật. Câu 24: Sự chênh lệch về thu nhập, môi trường cạnh tranh gay gắt là một trong những thách thức của cộng đồng ASEAN trên lĩnh vực nào sau đây? A. Văn hoá. B. Quân sự. C. Kinh tế. D. Chính trị. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Từ năm 1961 đến năm 1968 là khoảng thời gian đế quốc Mỹ lần lượt triển khai hai chiến lược chiến tranh hòng tiếp tục âm mưu xâm lược và thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Cuộc chiến leo thang với quy mô ngày càng mở rộng và cường độ ngày càng khốc liệt trên cả hai miền Nam, Bắc trở thành cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược. Trong cuộc đụng đầu lịch sử đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta đã triển khai và thực hiện có hiệu quả đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, đẩy mạnh chiến lược tiến công, đương đầu và đánh thắng các bước leo thang chiến tranh.” (Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.281) a) Từ năm 1961 đến năm 1968, đế quốc Mỹ lần lượt triển khai hai chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. b) Nhân dân Việt Nam đánh thắng các bước leo thang chiến tranh của Mỹ (1961 – 1968) góp phần làm phá sản chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” dưới thời Tổng thống Truman. c) Các chiến lược chiến tranh Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam đề nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực Đông Nam Á. d) Theo đoạn tư liệu, Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược và thống trị miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 26: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trước thắng lợi vĩ đại của Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng ta đã kịp thời nắm lấy thời cơ có một không hai đó để phát động cao trào tổng khởi nghĩa, dựa vào lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng ở thành thị và nông thôn kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu não của địch ở thủ đô và các thành phố, xoá bỏ hoàn toàn hệ thống cai trị của địch ở nông thôn, giành chính quyền trong phạm vi cả nước.” (Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.48) a) Trong Cách mạng tháng Tám (1945), lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định, lực lượng vũ trang giữ vai trò quan trọng đưa cách mạng giành thắng lợi.