Nội dung text 5. Tóm tắt luận án.pdf
2 ngữ chất liệu trong NTHH của các họa sĩ Trường QGCĐMTSG giai đoạn 1954 - 1975. Nhận diện thành tựu và đề xuất một số định hướng phát huy tinh thần NTHH của các họa sĩ, đúc kết thành quả công tác đào tạo và khẳng định vai trò Trường QGCĐMTSG đối với mỹ thuật miền Nam VN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: các tác phẩm hội họa thuộc chất liệu lụa, sơn mài, sơn dầu, giai đoạn 1954 - 1975 của một số họa sĩ: Nguyễn Anh (Nguyễn Văn Anh), Văn Đen (Dương Văn Đen), Lê Văn Đệ, Nguyễn Văn Rô, Nguyễn Siên là giáo sư thế hệ đầu tiên của trường, các họa sĩ Hiếu Đệ (Nguyễn Tánh Đệ), Đỗ Quang Em, Hoành (Nguyễn Hoàng Hoanh), Trần Kim Hùng, Nguyễn Lâm (Lâm Huỳnh Long), Nguyễn Phước (Nguyễn Hữu Phước), Trương Thị Thịnh, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung (Nguyễn Thành Trung) đều từng học tại trường và sau này quay trở lại giảng dạy tại trường. Họ đều là những họa sĩ tài năng, được giới chuyên môn đánh giá cao, tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật trong và ngoài nước, đạt giải thưởng mỹ thuật và có tranh trong bộ sưu tập của bảo tàng. 4.Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi 1: Sự ra đời của Trường QGCĐMTSG có vai trò như thế nào đối với hội họa miền Nam VN giai đoạn 1954 - 1975? Câu hỏi 2: Đặc trưng NTHH của các họa sĩ Trường QGCĐMTSG giai đoạn 1954 - 1975 là gì? Câu hỏi 3: Thành tựu và đóng góp của các họa sĩ Trường QGCĐMTSG với hội họa miền Nam VN giai đoạn 1954 - 1975 như thế nào? Từ các câu hỏi trên, NCS đi đến các giả thuyết khoa học sau: Giả thuyết 1: Trường QGCĐMTSG có khởi nguồn là nghệ thuật trang trí ứng dụng phục vụ đời sống năm 1913. Đến năm 1954, Trường QGCĐMTSG được thành lập để đáp ứng nguồn nhân lực về trang trí ứng dụng và nghệ thuật tạo hình. Riêng về hội họa tạo hình, nhà trường chú trọng