PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10 ĐỀ TỰ LUẬN - HSG KHTN 8 - PHÂN MÔN HÓA HỌC.pdf


1 LỜI GIỚI THIỆU Quý Thầy, Cô kính mến! Các em học sinh thân mến! Thế giới tự nhiên rất đa dạng và kì thú. Hiểu biết thế giới tự nhiên sẽ giúp con người ngày càng làm chủ cuộc sống yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, phát triển thế giới tự nhiên một cách bền vững. Các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu thế giới tự nhiên và những ứng dụng của nó qua môn Khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên là một môn học mới được xây dựng trên nền tảng khoa học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất. Bởi vậy, đây chính là môn học có vai trò nền tảng trong việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học ở cấp trung học cơ sở. Nhằm giúp các em có thể đánh giá được năng lực hộc tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, đáp ứng được kiến thức nâng cao góp phần đánh giá được nâng lực ở học sinh. Nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý Thầy, cô cùng quý phụ huynh và các em quyển tài liệu “Bộ 30 đề thi thử học sinh giỏi KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – TÁCH RIÊNG TỪNG PHÂN MÔN”. Nội dung của quyển sách được xây dựng gồm 30 đề thi thử tham khảo hình thức tự luận, bao gồm 10 đề phân môn hóa học, 10 đề phân môn vật lý và 10 đề phân môn sinh học. Các tác giả hi vọng cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành hữu ích giúp các em khám phá thế giới tự nhiên, giúp tăng thêm niềm hứng thú và sự say mê học tập, giúp các em có thêm nguồn động lực để tự tin phát triển tốt năng lực bản thân, đồng thời chuẩn bị kiến thức vững chắc để làm tốt các bài kiểm tra định kì cũng như các kì thi học sinh giỏi. Bằng tất cả tâm huyết và dành rất nhiều thời gian để biên soạn, song chắc chắn cuốn sách không tránh những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báo của các đồng nghiệp và các em học sinh để cuốn sách càng hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn! CÁC TÁC GIẢ
2 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ---------------- (Đề tham khảo) ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP TRƯỜNG Năm học: 2023 – 2024 Môn: HÓA HỌC – Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Đề số 01 Họ và tên thí sinh:....................................Số báo danh:............................................... NỘI DUNG ĐỀ THI Câu 1. (4,0 điểm) 1.1. a) Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, ... những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào? Hình. Kem tan chảy b) Cho thí nghiệm sau: Cho vài viên nước đá vào cốc thuỷ tinh và để yên trong 5 phút. Quan sát trạng thái nước đá lúc này. Sau đó, đun nóng cốc thuỷ tinh chứa nước đá nêu trên cho đến khi nước sôi. Ở Thí nghiệm trên, đã có những biến đổi nào xảy ra với viên nước đá? Hãy kể tên của những quá trình biến đổi đó. Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên nước đá có bị biến đổi không? Hình. Sự chuyển thể của nước 1.2.
3 a) Vì sao người ta sử dụng xăng, dầu, than làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất? b) Các phương tiện giao thông cơ giới (xe máy, ô tô, ...) khi chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu thường làm nóng máy trong quá trình vận hành. Nguồn nhiệt này chủ yếu tạo ra từ đâu? Hình. Động cơ của xe ô tô sử dụng xăng để vận hành Câu 2. (4,0 điểm) 2.1. Cốc (1) chứa dung dịch sodium carbonate, cốc (2) chứa dung dịch barium chloride. Cân cả hai cốc dung dịch trên thu được khối lượng là 240 gam. Đổ cốc (1) vào cốc (2), sodium carbonate tác dụng với barium chloride tạo thành sodium chloride và một chất rắn màu trắng là barium carbonate. a) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng. b) Sau khi đổ hết dung dịch cốc (1) vào cốc (2) rồi cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là bao nhiêu? 2.2. Đốt cháy hoàn toàn một sợi dây bằng nhôm (aluminium, Al) trong bình chứa khí chlorine, sau phản ứng thu được 26,7 gam aluminium chloride (AlCl3). Tính thể tích khí chlorine đã tham gia cho phản ứng trên (đkc). Câu 3. (4,0 điểm) 3.1. Có 5 bình (1), (2), (3), (4) và (5) có thể tích bằng nhau, ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mỗi bình chứa đầy một trong các khí sau: oxygen, nitrogen, hydrogen, carbon dioxide (CO2) và carbon monoxide (CO). Hình. Các bình chứa khí thể tích bằng nhau a) Số mol chất và số phân tử của mỗi chất khí có trong mỗi bình có bằng nhau không? Vì sao? b) Xác định khí có trong mỗi bình, biết bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất, bình (3) có khối lượng khí lớn nhất, khối lượng khí trong bình (2) và (5) bằng nhau. 3.2. a) Trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường bón vôi cho các ruộng bị chua. Theo em, sau khi bón vôi cho ruộng, pH của môi trường sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.