PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 7.1.pdf

CHƯƠNG VII - HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Chuyên đề 7.1 - TÍNH CHẤT VÀ CẤU TẠO HẠT NHÂN Câu 1. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi A. prôtôn, nơtron và êlectron. B. nơtron và êlectron. C. prôtôn, nơtron. D. prôtôn và êlectron. Câu 2. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ A. các prôtôn. B. các nơtrôn. C. các nuclôn. D. các electrôn. Câu 3. Hạt nhân nguyên tử X A Z được cấu tạo gồm A. Z nơtron và A prôtôn. B. Z nơtron và A nơtron. C. Z prôtôn và (A – Z) nơtron. D. Z nơtron và (A – Z) prôton. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử? A. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân. C. Số nơtron N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z. D. Hạt nhân trung hòa về điện. Câu 5. Trong hạt nhân nguyên tử C 14 6 có A. 14 prôtôn và 6 nơtron. B. 6 prôtôn và 14 nơtron. C. 6 prôtôn và 8 nơtron. D. 8 prôtôn và 6 nơtron. Câu 6. Hạt nhân Na 24 11 có A. 11 prôtôn và 24 nơtron. B. 13 prôtôn và 11 nơtron. C. 24 prôtôn và 11 nơtron. D. 11 prôtôn và 13 nơtron. Câu 7. Hạt nhân Al 27 13 có A. 13 prôtôn và 27 nơtron. B. 13 prôtôn và 14 nơtron. C. 13 nơtron và 14 prôtôn. D. 13 prôtôn và 13 nơtron. Câu 8. Hạt nhân U 238 92 có cấu tạo gồm
A. 238p và 92n. B. 92p và 238n. C. 238p và 146n. D. 92p và 146n. Câu 9. Cho hạt nhân X 10 5 . Hãy tìm phát biểu sai? A. Số nơtrôn là 5. B. Số prôtôn là 5. C. Số nuclôn là 10. D. Điện tích hạt nhân là 6e. Câu 10. Kí hiệu của hạt nhân nguyên tử X có 3 proton và 4 notron là A. X 4 3 . B. X 7 3 . C. X 7 4 . D. X 3 7 . Câu 11. Các chất đồng vị là các nguyên tố có A. cùng khối lượng nhưng khác điện tích hạt nhân. B. cùng nguyên tử số nhưng khác số nuclôn. C. cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số prôtôn. D. cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số nơtrôn. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau. B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôton bằng nhau, số nơtron khác nhau. C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số prôton khác nhau. D. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau. Câu 13. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì A. có cùng khối lượng. B. có cùng số Z, khác số A. C. có cùng số Z, cùng số A. D. cùng số A. Câu 14. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì có cùng A. khối lượng nguyên tử B. số nơtron. C. số nuclôn. D. số prôtôn. Câu 15. Số nguyên tử có trong 2 (g) Bo 10 5 là A. 4,05.1023 B. 6,02.1023 C. 1,204.1023 D. 20,95.1023 Câu 16. Số nguyên tử có trong 1 (g) Heli (mHe = 4,003 u) là
A. 15,05.1023 B. 35,96.1023 C. 1,50.1023 D. 1,80.1023 Câu 17. Độ lớn điện tích nguyên tố là |e| = 1,6.10-19 C, điện tích của hạt nhân Bo 10 5 là A. 5e. B. 10e. C. –10e. D. –5e. Câu 18. Hạt nhân pôlôni Po 210 84 có điện tích là A. 210e. B. 126e. C. 84e. D. 0e. Câu 19. Hạt nhân Triti có A. 3 nơtrôn và 1 prôtôn. B. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn C. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn. D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn. Câu 20. Các đồng vị của Hidro là A. Triti, đơtêri và hidro thường. B. Heli, tri ti và đơtêri. C. Hidro thường, heli và liti. D. heli, triti và liti. Câu 21. Theo định nghĩa về đơn vị khối lượng nguyên tử thì 1u bằng A. khối lượng của một nguyên tử hiđrô H 1 1 B. khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon C 12 6 C. 1/12 khối lượng hạt nhân nguyên tử của đồng vị cacbon C 12 6 . D. 1/12 khối lượng của đồng vị nguyên tử Oxi Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của khối lượng? A. kg. B. MeV/C. C. MeV/c2 . D. u. Câu 23. Khối lượng proton mP = 1,007276u. Khi tính theo đơn vị kg thì A. mP = 1,762.10-27 kg. B. mP = 1,672.10-27 kg. C. mP = 16,72.10-27 kg. D. mP = 167,2.10-27 kg. Câu 24. Khối lượng nơtron mn = 1,008665u. Khi tính theo đơn vị kg thì A. mn = 0,1674.10-27 kg. B. mn = 16,744.10-27 kg. C. mn = 1,6744.10-27 kg. D. mn = 167,44.10-27 kg. Câu 25. Trong vật lý hạt nhân, bất đẳng thức nào là đúng khi so sánh khối lượng prôtôn (mP), nơtron (mN) và đơn vị khối lượng nguyên tử u?
A. mP > u > mn B. mn < mP < u C. mn > mP > u D. mn = mP > u Câu 26. Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng E và khối lượng m của vật là A. E = mc2 . B. E = m2C C. E = 2mc2 . D. E = 2mc. Câu 27. Lực hạt nhân là lực nào sau đây? A. Lực điện. B. Lực từ. C. Lực tương tác giữa các nuclôn. D. Lực lương tác giữa các thiên hà. Câu 28. Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là A. lực tĩnh điện. B. lực hấp dẫn. C. lực điện từ. D. lực lương tác mạnh. Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai. Lực hạt nhân A. là loại lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết hiện nay. B. chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân. C. là lực hút rất mạnh nên có cùng bản chất với lực hấp dẫn nhưng khác bản chất với lực tĩnh điện. D. không phụ thuộc vào điện tích. Câu 30. Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là A. 10-13 cm. B. 10-8 cm. C. 10-10 cm. D. vô hạn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.