Nội dung text 6.2 Thực hành tiếng việt.docx
Ngày soạn: ....../...../..... Ngày dạy: ....../...../...... TIẾT...... THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nhận biết được đặc điểm và hiểu được chức năng của trợ từ để sử dụng đúng và hiệu quả trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin. 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: yêu ngôn ngữ dân tộc. - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN: Liệt kê những loại từ đã được học TRỢ TỪ, TÍNH TỪ, DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ… - GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em đã có những đáp án rất chính xác. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một đơn vị kiến thức nữa, đó là TRỢ TỪ. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu: HS tìm hiểu kiến thức về khái niệm, đặc điểm và chức năng của trợ từ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ VÒNG 1: CHINH PHỤC KIẾN THỨC - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Thế nào là trợ từ? + Trợ từ có những đặc điểm gì? + Chức năng chính của trợ từ là gì? Lấy ví dụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm trợ từ - Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. - Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,… 2. Đặc điểm và chức năng của trợ từ - Đặc điểm: trợ từ không có vị trí cố định trong câu - Chức năng + Trợ từ nhấn mạnh cả, ngay, chính……
sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Vị trí: thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh. Chức năng: nhấn mạnh từ ngữ Ví dụ: Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương. Chức năng: nhấn mạnh thời điểm “lần đầu gặp gỡ” của tôi và “Lai-ca”. + Trợ từ tình thái Những, chỉ, có… Vị trí: thường đứng ở đầu và cuối câu Chức năng Tạo kiểu câu nghi vấn, câu khiến, câu cảm thán Thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói/người viết. Ví dụ: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ Chức năng: biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm vào dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm) Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng được những tri thức đã biết để giải các bài tập về trợ từ b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Bài tập 1
VÒNG 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT + GV hướng dẫn HS hoàn thành PHT (bài tập 1) + GV tổ chức trò chơi CẮM HOA (bài tập 2) 1. Từ “những” trong ví dụ dưới đây có phải là trợ từ không, vì sao? - Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ. Không phải trợ từ, Là phó từ chỉ lượng 2. Từ “những” trong ví dụ dưới đây có phải là trợ từ không, vì sao? - Nó mua những tám quyển a. chính: Nhấn mạnh đích xác điểm quan trọng nhất, tập trung sự chú ý của Phi Châu khi nhìn vào mắc sói là con ngươi chứ không phải cái gì khác b. chỉ: Nhấn mạnh vào phạm vi được hạn định, biểu thị thái dộ đánh giá của Sói Lam về cách thức cứu Ánh Vàng: đó là cách duy nhất để cứu Ánh Vàng thoát khỏi toán thợ săn mà không còn cách nào khác nữa c. Ngay: Nhấn mạnh ý sự vật ở rất gần là “đầu ngón chân” của mình mà Sói Lam cũng không nhìn thấy khi nó cảm nhận sự tối tăm như một đường hầm bị sập dưới lòng đất trong con mắt của cậu bé Châu Phi Bài tập 3 Trợ từ cả được lặp lại 3 lần Biểu thị ý nhấn mạnh về phạm vi không hạn chế của sự vật. Phi Châu tìm lạc đà Hàng Xén hàng giờ. Cậu đã hỏi thăm những người qua đường, những đứa trẻ, những con lạc đà, những người mua lạc đà. Cậu đã hỏi tất cả các đối tượng có thể hỏi để tìm bạn, đến mức Vua Dê nổi cáu: “Này, Phi Châu, không phải mày ở đây để tìm con lạc đà nhé,…”. Qua đó, ta thấy được tâm hồn trong sáng, tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng của Phi Châu với lạc đà Hàng Xén- người bạn đầu tiên thân thiết của mình