Nội dung text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TĐN VÀ NTK VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Câu 1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là nguyên tố A. thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. B. có thể thay thế bởi một nguyên tố khác khi cây cần sử dụng. C. tham gia gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất. D. chiếm hàm lượng lớn hơn các nguyên tố khác trong cơ thể Câu 2. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố được xem là nguyên tố khoáng thiết yếu ở thực vật? A. 50 B. 92 C. 17 Câu 3. Những nguyên tố nào dưới đây thuộc nguyên tố vi lượng? D. 25 A. C, H, O, K. B. Fe, Cu, Zn, Cl. C. P, Mg, S, N. Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? D. P, K, N, Ca. A. Ca. B. Cl. C. Fe. Câu 5. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng? D. Mo. A. Zn. B. Mg. C. K. D. S. Câu 6. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cây bị thiếu nguyên tố và cần bón phân là căn cứ vào A. biều hiện của quả non. B. biểu hiện của thân cây. C. biểu hiện của màu sắc hoa. D. biểu hiện của lá cây Câu 7. Khi lá bị vàng do thiếu chất diệp lục, cần bón cho cây nhóm nguyên tố nào? A. N, P, S. B. N, K, S. C. N, K, Mg. D. N, Mg, Fe. Câu 8. Thiếu sắt (Fe) thì cây bị vàng, nguyên nhân vì sắt là A. thành phần cấu tạo diệp lục. B. enzyme xúc tác tổng hợp diệp lục. C. thành phần cấu tạo lục lạp. D. enzyme xúc tác cho quang hợp. Câu 9. "Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết" dấu hiệu thường thấy khi cây thiếu hụt nguyên tố khoáng nào ? A. Cl B. P C. Mg D. Ca Câu 10. Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò? A. tham gia cấu trúc nên tế bào. B. hoạt hóa enzyme trong trao đổi chất. C. qui định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Câu 11. Nguyên tố đa lượng đóng vai trò chủ yếu A. tham gia cấu trúc nên tế bào. B. hoạt hóa enzyme trong trao đổi chất. C. qui định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Câu 12. Khi cây bị vàng úa, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng loại nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại? A. Mg 2+ B. Ca 2+ C. Fe 3+ D. Na + Câu 13. Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những bộ phận non. Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là? A. Nitrogen. B. Calcium. C. Sắt. D. Phosphorus. Câu 14. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo thứ tự? A. Hấp thụ nước ở rễ thoát hơi nước ở lá vận chuyển nước ở thân. B. Hấp thụ nước ở rễ vận chuyển nước ở thân thoát hơi nước ở lá. C. Vận chuyển nước ở thân thoát hơi nước ở lá hấp thụ nước ở rễ. D. Vận chuyển nước ở thân hấp thụ nước ở rễ thoát hơi nước ở lá. Câu 15. Các nguyên tố khoáng được cây hấp thụ dưới dạng A. hợp chất. B. đơn chất. C. chất kết tủa. D. ion hòa tan.
Câu 16. Sự hấp thụ & trao đổi khoáng thường gắn liền với sự trao đổi nước vì A. các nguyên tố khoáng không tan trong nước. B. các nguyên tố khoáng liên kết với nước. C. các nguyên tố khoáng hòa tan trong nước. D. các nguyên tố khoáng có chứa nước. Câu 17. Trong cây, nước liên kết khác nước tự do ở điểm như thế nào? A. Không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước. B. Không đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào. C. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước. D. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể. Hướng dẫn giải Tuỳ theo mức độ liên kết khác nhau mà dạng nước liên kết này mất dần tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước như: khả năng làm dung môi, bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học. Tuy nhiên dạng nước liên kết có vai trò rất quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, nóng, lạnh, đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh. Vậy nước liên kết khác nước tự do ở điểm: không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước. Chọn A Câu 18. Quá trình hấp thụ nước từ môi trường đất vào mạch gỗ diễn ra theo trình tự nào? A. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch rây của thân. B. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch rây của thân. C. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân. D. Nước từ đất —> mạch gỗ của rễ —> tế bào lông hút → mạch gỗ của thân. Hướng dẫn giải Quá trình hấp thụ nước của cây theo trình tự: Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân. Chọn C Câu 19. Cây hấp thụ nước từ môi trường đất vào lông hút theo cơ chế nào? A. Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút thấp hơn môi trường. B. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giảm dần từ đất đến mạch gỗ. C. Sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ. D. Sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ. Hướng dẫn giải Nước/môi trường đất → vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu (thụ động), tức là nước đi từ nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp của môi trường đất) đi vào lông hút là nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao của tế bào lông hút) Như vậy: cây hấp thụ nước qua hệ thống lông hút nhờ: Sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ. Chọn D Câu 20. Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ do cơ chế nào? A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. B. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. C. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. D. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. Hướng dẫn giải
Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ: từ tế bào ngoài vào tế bào trong, do lớp tế bào phía bên trong có áp suất thẩm thấu lớn hơn, nên nước từ lớp tế bào ngoài vào lớp tế bào trong. Chọn B A → sai. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. (tăng dần) C → sai. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. (tăng dần) D → sai. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. (giảm dần) Câu 21. Thực vật trên cạn, nước và khoáng từ đất được hấp thụ nhờ các A. tế bào biểu bì của toàn bộ cây. B. tế bào mạch gỗ ở rễ. C. tế bào mạch rây ở rễ D. lông hút ở rễ. Câu 22. Thực vật thủy sinh, nước và khoáng được hấp thụ nhờ các A. tế bào biểu bì của toàn bộ cây. B. mạch gỗ ở rễ. C. lông hút ở lá. D. lông hút ở rễ. Câu 23. Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Chịu ảnh hưởng của áp suâ't rễ. B. Liên quan với lực đẩy do áp suất rễ. C. Cùng chiều với chiều của trọng lực. D. Liên quan với lực hút do thoát hơi nước ở lá. Hướng dẫn giải Sự vận chuyển nước trong cây, đi từ dưới lên trên (ngược chiều trọng lực) nhờ 3 cơ chế: + Áp suất rễ (lực đẩy do áp suất rễ). + Lực hút ở lá do trình thoát hơi nước ở lá. + Lực liên kết giữa các phân tử nước. Vậy chọn C. Câu 24. Khi nói đến quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ. B. Nhờ lực đẩy của rễ mà nước được đẩy từ rễ lên thân. C. Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá đó là tính liên tục của cột nước. D. Hai con đường vận chuyển nước trong cây là vận chuyển qua tế bào sống và vận chuyển qua mạch dẫn. Hướng dẫn giải Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ, nước mới có thể đi từ môi trường vào tế bào lông hút được. Chọn A Câu 25. Lông hút được hình thành từ A. tế bào nội bì. B. tế bào biểu bì thân. Câu 26. Rễ cây hấp thụ nước từ đất theo cơ chế C. tế bào biểu bì rễ. D. mạch rây của rễ. A. nhập bào B. chủ động C. thẩm tách D. thẩm thấu Câu 27. Nguyên nhân nào sau đây làm tế bào lông hút luôn ưu trương so với dung dịch đất (1) Rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất và tích lũy các chất tan từ quá trình chuyển hóa vật chất. (2) Thoát hơi nước ở lá làm giảm lượng nước ở tế bào lông hút. (3) Rễ hấp thụ nước và tích lũy nước từ quá trình chuyển hóa vật chất. (4) Rễ tiết các chất làm phân giải các chất tan trong dung dịch đất. A. 1, 2. B. 1, 3 C. 1, 4 D. 2, 3 Câu 28. Rễ cây hấp thu khoáng từ đất theo cơ chế A. thẩm thấu. B. hấp thụ chủ động. C. hấp thụ thụ động. D. hấp thụ chủ động và hấp thụ thụ động. Câu 29. Ở thực vật trên cạn, đặc điểm nào của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước? A. Có các rễ hô hấp mọc từ các rễ bên và đâm thẳng từ dưới lên mặt đất. B. Rễ hô hấp có mô sống, tầng biền phát triển và có nhiều bì khổng. C. Dịch tế bào rễ có áp suất thẩm thấu rất cao.
D. Rễ cây đâm sâu, lan rộng, hình thành khối lượng khổng lổ các lông hút. Hướng dẫn giải Đặc điểm của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước: Rễ cây đâm sâu, lan rộng, hình thành khối lượng khổng lồ các lông hút. Chọn D Câu 30. Khi nói đến ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào sai? A. Tạo ra lực hút nước ở rễ. B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước. C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Tạo điều kiện cho CO 2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp. Hướng dẫn giải Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá: + Tạo ra lực hút nước. + Điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước. + Tạo điều kiện cho CO 2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp. → Chọn C Câu 31. Sự thoát hơi nước ở lá có thể diễn ra bằng 2 con đường qua cutin và khí khổng, tuy nhiên chủ yếu diễn ra qua con đường khí khổng. Vì sao? A. Có vận tốc lớn, không được điều chỉnh. B. Có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. C. Có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. Hướng dẫn giải - Thoát hơi nước qua khe khí khổng là chủ yếu vì: có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. - Thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Chọn B Câu 32. Sự hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động diễn ra theo nguyên lí A. nhập bào B. chủ động C. thẩm thấu. D. khuếch tán Câu 33. Trong nguyên lí khuếch tán, các khoáng chất được vận chuyển từ nơi có A. nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, cần tiêu tốn năng lượng. B. nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. C. nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ thấp đến nơn nồng độ cao, tiêu tốn năng lượng. Câu 34. Nguyên tố …(1)… chỉ cần với một hàm lượng rất …(2)… nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố …(1)… có vai trò hoạt hóa enzyme trong trao đổi chất. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – đa lượng; 2 – lớn. B. 1 – đa lượng; 2 – nhỏ. C. 1 – vi lượng; 2 – lớn. D. 1 – vi lượng; 2 – nhỏ. Câu 35. Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện lượng nước biển xâm nhập vào đất liền. Sự tích tụ muối trong đất là một trở ngại lớn trong nông nghiệp. Nguyên nhân làm cho cây trồng không ưa mặn không sống được trong đất có nồng độ muối cao là …(1)… của nước trong đất quá …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – hàm lượng; 2 – cao. B. 1 – hàm lượng; 2 – thấp. C. 1 – thế năng; 2 – cao. D. 1 – thế năng; 2 – thấp. Câu 36. Biểu bì của lá những cây sống ở vùng khô hạn có đặc điểm nào? A. Biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin dày. B. Biểu bì mặt trên của lá được phủ bởi lớp cutin dày, có rất ít hoặc không có khí khổng. C. Biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin dày, không có lỗ khí. D. Biểu bì mặt trên của lá có rất nhiều tế bào khí khổng. Hướng dẫn giải Biểu bì của lá những cây sống ở vùng khô hạn có đặc điểm: biểu bì mặt trên của lá được phủ bởi lớp cutin dày, có rất ít hoặc không có khí khổng có tác dụng hạn chế thoát hơi nước, (còn biểu bì mặt dưới của