PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 40. Sở GD&ĐT Thanh Hoá (Lần 2) (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Năm 1961, quốc gia nào sau đây đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Mỹ. B. Nhật Bản. C. Cu-ba. D. Ấn Độ. Câu 2: Năm 1905, Phan Bội Châu có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Tổ chức phong trào Đông Du. B. Tham gia đàm phán tại Hội nghị Pari. C. Tham dự đại hội của Quốc tế Cộng sản. D. Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ. Câu 3: Ở Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 gắn liền với vai trò của vị tướng nào sau đây? A. Trần Quốc Tuấn. B. Võ Nguyên Giáp. C. Quang Trung. D. Lý Thường Kiệt. Câu 4: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến nào sau đâu không thành công? A. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). B. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938). C. Kháng chiến chống quân Minh (1406 - 1407). D. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Câu 5: Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trong những năm 20 của thế kỉ XX? A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua. B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời. C. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hoàn toàn sụp đổ. D. Hiệp hội Đông Nam Á được thành lập. Câu 6: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của A. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. B. Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. D. phong trào Đồng khởi (1959 – 1960). Câu 7: Ngày 1/1/1942, đại diện 26 nước trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã kí văn

Câu 14: Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ năm 1986) là A. đi đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. B. hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. D. hoàn thành phổ cập giáo dục đại học trên phạm vi cả nước. Câu 15: Trong công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1996 – 2006, Việt Nam chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm A. phục vụ cho sự phát triển của đất nước. B. xây dựng nền kinh tế tập trung, bao cấp. C. khẳng định vị thế là cường quốc kinh tế. D. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Câu 16: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1975 – 1979 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Đất nước đã độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Việt Nam hoàn thành quá trình hội nhập quốc tế. C. Chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô. D. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bước đầu được xác lập. Câu 17: Một trong những mục tiêu của đổi mới hoạt động đối ngoại ở Việt Nam từ năm 1986 là A. thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước. B. đưa Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. C. phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của đất nước. D. củng cố thực lực của Việt Nam trên bàn đàm phán với Mỹ ở Pari. Câu 18: Ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975) được Đảng, Nhà nước vận dụng thành công trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 là A. củng cố khối đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh tư sản – địa chủ. B. không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân. C. dựa vào sức mạnh thời đại là chủ yếu kết hợp với sức mạnh dân tộc. D. phát triển chiến tranh nhân dân lấy lực lượng chính trị làm nòng cốt. Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là thách thức của Cộng đồng ASEAN? A. Chưa có sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.
B. Sự khác biệt về chế độ chính trị giữa các nước thành viên. C. Những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông. D. Sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên. Câu 20: Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm A. chuẩn bị tiềm lực cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. B. bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng còn non trẻ. C. tranh thủ điều kiện thuận lợi tiến hành công nghiệp hóa đất nước. D. tích cực giao lưu văn hóa, bảo vệ môi trường toàn cầu. Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh? A. Các liên minh quân sự được thành lập (NATO, Vác-xa-va). B. Cuộc chạy đua vũ trang không hồi kết giữa Mỹ và Liên Xô. C. Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng của các nước lớn. D. Bức tường Béc-lin sụp đổ, nước Đức tái thống nhất. Khai thác các tư liệu sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22 đến 24 “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thăng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”. (Trích “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” năm 1966, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.131) Câu 22: Đoạn tư liệu trên không phản ánh nội dung nào sau đây? A. Chiến tranh không ảnh hưởng đến nền kinh tế của miền Bắc Việt Nam. B. Có thể cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm. C. Đối với Việt Nam, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lí sáng ngời. D. Nhiều địa phương ở Việt Nam có thể bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Câu 23: Trong cuộc đấu tranh được đề cập ở đoạn tư liệu và Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đều A. thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa. B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận là quân sự, chính trị, ngoại giao. C. nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.