Nội dung text Bài 4. Chẩn đoán bằng siêu âm.docx
- GV nêu câu hỏi: Vậy kĩ thuật siêu âm dựa trên những tính chất nào của sóng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Gợi ý đáp án: + Kĩ thuật siêu âm dựa trên những tính chất của sóng là: Phản xạ và khúc xạ khi gặp mặt phân cách giữa các môi trường, không truyền trong chân không. + Khi sóng siêu âm truyền tới bề mặt giữa hai môi trường không đồng nhất trong cơ thể, một phần của nó sẽ bị phản xạ và phần còn lại sẽ bị khúc xạ do sự khác biệt về tốc độ truyền sóng của hai môi trường này. Như vậy, sóng siêu âm phản xạ sẽ được thu nhận bởi đầu dò, tinh thể áp điện chuyển sóng siêu âm thành tín hiệu điện. Từ đó sử dụng các phần mềm máy tính để tái tạo hình ảnh của cơ quan trong cơ thể. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS. - GV tổng hợp lại các ý kiến của HS và dẫn dắt HS rút ra kết luận: Siêu âm là một kĩ thuật chẩn đoán tiên tiến và không xâm lấn trong y khoa. Kĩ thuật siêu âm hoạt động dựa trên nguyên tắc sóng phản xạ. Để tìm hiểu kĩ hơn về kĩ thuật chẩn đoán bằng siêu âm, chúng ra cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 4: Chẩn đoán bằng siêu âm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Nhắc lại một số kiến thức về dòng điện xoay chiều a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sóng siêu âm, nêu được sơ lược cách tạo sóng siêu âm và hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể. b. Nội dung: S nghiên cứu SCĐ, tìm kiếm tư liệu trên internet để nêu được khái niệm sóng siêu âm, nêu được sơ lược cách tạo ra sóng siêu âm và hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể. c. Sản phẩm: Khái niệm sóng siêu âm, cách tạo sóng siêu âm và hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết 1. KĨ THUẬT SIÊU ÂM ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC